OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lệ Thủy

20/10/2021 1.1 MB 1273 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211020/15655725997_20211020_133035.pdf?r=4235
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Lệ Thủy có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LỆ THỦY

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung."

1. Đoạn văn trên thuộc trích đoạn nào? Trong tác phẩm nào? Thể loại là gì?

2. Các biện pháp tu từ thành công trong đoạn văn? Tác dụng của phép tu từ đó?

3. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên như thế nào qua đoạn văn trên?

Câu 2: Làm văn (7 điểm)

Anh (chị) hãy hóa thân vào nhân vật An Dương Vương để kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

1. Đoạn văn trên thuộc trích đoạn "Chiến thắng Mtao Mxây". Trong tác phẩm Đăm Săn. Thể loại Sử thi.

2. Các biện pháp tu từ thành công trong đoạn văn là so sánh, phóng đại, điệp… (múa khiên gió như bão, gió như lốc; quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung....) 0.5đ Tác dụng: miêu tả tài nghệ múa khiên hùng mạnh của Đăm Săn 0.5đ

3. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên với uy lực, sức mạnh, tài năng, tầm vóc phi thường của người anh hùng sử thi.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

1. Nội dung chính của văn bản là gì? (0.5 điểm)

2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)

3. Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1.0 điểm)

4. Hãy đề xuất hai giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (1.0 điểm)

5. Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. (2.0 điểm)

II. Làm văn (5.0 điểm)

Ở một bãi biển (tỉnh Thanh Hóa), người ta tìm thấy một phiến đá hình người cụt đầu. Nhân dân cho rằng đó là ngọc thạch do xác Mị Châu hóa thành nên đã "rước nàng" về đặt trong am thờ Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Liên quan đến câu chuyện này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:

...Người dân nào xưa đưa em về đây

Như muốn nhắc một điều gì...

(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)

Theo anh/chị, qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn nhắc một điều gì với hậu thế?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần đọc hiểu

1. Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. 0.5

2. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5

3. Giá trị của thời gian:

- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. 0.5

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày... 0.5

4. Dự kiến một số tình huống trả lời. 1.0

- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).

- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng...).

- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên...

- Lưu ý: Học sinh có thể lựa chọn các phương án trả lời khác. Giám khảo chấm điểm dựa trên mức độ hợp lí của câu trả lời.

5. Viết đoạn văn

* Yêu cầu về kĩ năng: 0.5

- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn phải trích dẫn nguyên văn câu chủ đề; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

* Yêu cầu về kiến thức: 1.5

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: Tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc...

+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

+ Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

II. Làm văn

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bài học nhân dân gửi gắm qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. 0.5

3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3.0

- Giới thiệu ý thơ, tác phẩm, nhân vật Mị Châu và kết cục của nhân vật.

- Bàn luận:

  • Mị Châu đã phải nhận một kết cục bi thảm
  • Đất nước rơi vào tay giặc.
  • Tình yêu trở thành mối nhục thù.
  • Bản thân bị coi là giặc, phải chịu tội chết.
  • Qua kết cục bi thảm ấy, tác giả dân gian nhắn gửi hậu thế nhiều điều:
  • Bài học cảnh giác giữ nước.
  • Bài học về việc xử lí mối quan hệ riêng – chung.
  • Bài học về sự tỉnh táo, lí trí trong tình yêu.

- Đánh giá: Những bài học được rút ra qua sai lầm của Mị Châu có ý nghĩa cho muôn đời.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng "đàn kêu tích tịch tình tang..."

Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

Có người em may túi đúng ba gang.

(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu

Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.

Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng.

(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm,

Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.

Có Nguyễn Trãi, có "Bình Ngô đại cáo".

Có Nguyễn Du và có một "Truyện Kiều".

(Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: Hãy chỉ ra: Ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2).

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ.

Câu 4: Anh (chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

... (1) Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay. Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.

(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài "Tôi đi học" của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,... Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.

(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học Văn.

(Trích Tìm hứng thú học Văn, Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Số 2, Nxb GD, 2015)

Câu 5: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 6: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn.

Câu 7: Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh, [...] học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.

Anh (chị) hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì?

Câu 8: Khi có hứng thú học Văn, anh (chị) sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân? (Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng).

II. Phần làm văn (6,0 điểm)

Về hình ảnh ngọc trai - giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, có ý kiến cho rằng: Đó là biểu tượng của tình yêu chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là sự hóa giải một nỗi oan tình.

Từ việc cảm nhận về hình ảnh ngọc trai - giếng nước, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

Câu 1: Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0,25 điểm)

Câu 2:

- Ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế. (0,25 điểm)

- Những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2): Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Khởi nghĩa Bà Triệu; Khởi nghĩa Lam Sơn; Hội nghị Diên Hồng. (0,25 điểm)

Câu 3: Chỉ ra được hai biện pháp nghệ thuật (điệp ngữ, liệt kê,…) và nêu được tác dụng của chúng (tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc). (0,5 điểm)

Câu 4: Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: Yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào. (0,75 điểm)

Câu 5: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? (0,25 điểm)

Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Phương thức tự sự. (0,25 điểm)

Câu 7:

- Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh, [...] học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.

- Tác giả muốn khẳng định: Tầm quan trọng, tác động của việc học văn đối với tình cảm, nhận thức con người; đồng thời đó cũng là động lực để tạo nên niềm hứng thú học văn. (0,75 điểm)

Câu 8: Câu trả lời phải chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện nhận thức tích cực của người học. (0,75 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Phần một (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

"Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng".

1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian nào?

2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

3. Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

II. Phần hai: (7.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ của mình về "tính ích kỉ và lòng vị tha" của thanh niên học sinh hiện nay?

Câu 2. (4.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới – Bài 43). (SGK Ngữ văn 10, Tập 1, trang 117,118 - NXB Giáo Dục, 2006)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00).

II. Hướng dẫn chấm cụ thể

I. Phần một: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1 (1.0 điểm)

- Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích "Tấm Cám" (0.5 điểm)

- Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau: Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì (0,5 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Lệ Thủy. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF