OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Tây Sơn

05/11/2021 1.2 MB 243 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211105/210510436169_20211105_101117.pdf?r=3190
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Tây Sơn có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT

TÂY SƠN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Các đồng bằng ở ven biển cực Nam Trung Bộ là

A. Khánh Hòa, Phú Yên.

B. Quảng Nam, Bình Thuận.

C. Ninh Thuận, Quảng Ngãi.

D. Bình Thuận, Bình Định.

Câu 2. Đồng bằng Phú Yên mở rộng ở của sông

A. Trà Khúc.

B. Đà Rằng.

C. Thu Bồn.

D. Cả.

Câu 3. Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên hàng năm đe dọa gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là

A. sạt lở biển.

B. cát bay, cát chảy.

C. bão.

D. động đất.

Câu 4. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng?

A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, khoáng sản, lâm sản.

B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.

Câu 5. Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là:

A. rộng 15.000Km2.

B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

C. bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông.

D. có các bậc ruộng cao bạc màu.

Câu 6. Đồng bằng sông Hồng khác với đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:

A. được hình thành trên vùng suutj lún ở hạ lưu sông.

B. có diện tích rộng.

C. có đê sông.

D. địa hình thấp.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Bề ngang hẹp.

B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi.

C. Ven biển thường là các dải cồn cát, đầm phá.

D. Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu.

Câu 8. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

A. Là đồng bằng phù sa của hai hệ thống sông Hồng – Thái Bình.

B. Bị chia cắt ra thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Đã được khai phá từ lâu.

D. Chịu tác động cải biến của con người.

Câu 9. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là đồng bằng châu thổ.

B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

C. Trên bề mặt có nhiều đê sông.

D. Có mạng lưới kênh rawch chằng chịt.

Câu 10. Điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

B. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng.

C. Đất có đặc tính nhiều cát, ít phù sa.

D. Tổng diện tích đến 30.000 Km2

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

B

C

D

B

C

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Biển Đông có diện tích:

A. 1.447 triệu Km2

B. 2.447 triệu Km2

C. 3.447 triệu Km2

D. 4.447 triệu Km2

Câu 2. Điểm nào sau đây không đúng với Biển Đông?

A. Là biển tương đối kín.

B. Phía bắc và phía tây là lục địa

C. Phần đông và đông nam là vòng cung đảo.

D. Nằm trong vùng nhiệt đới khô.

Câu 3. Biển Đông là một vùng biển.

A. không rộng

B. có đặc tính nóng ẩm

C. mở rộng ra Thái Bình Dương

D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. Tăng cường độ ẩm của các khối khí qua biển

B. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.

C. Góp phần làm điều hòa khí hậu

D. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta

Câu 5. Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào:

A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.

B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.

C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp

D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.

Câu 6. Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là:

A. có vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn

B. có đầm phá và các bãi cát phẳng

C. có nhiều địa hình khác nhau.

D. có các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ

Câu 7. Vịnh hạ long thuộc tỉnh (thành phố):

A. Hải Phòng.

B. Quảng Ninh.

C. Thái Bình.

D. Nam Định

Câu 8. Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh (thành phố):

A. Đà Nẵng.

B. Bình Định.

C. Khánh Hòa

D. Phú Yên

Câu 9. Vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh:

A. Quảng Nam

B. Quảng Ngãi

C. Bình Định

D. Phú Yên

Câu 10. Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của

A. hệ sinh thái vùng ngập mặn

B. hệ sinh thái trên đất phèn

C. hệ sinh thái rừng trên núi cao

D. hệ sinh thái rừng trên các đảo

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

B

D

A

C

B

C

D

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta?

A. Có nhiều cây gỗ quý

B. Cho năng suất sinh vật cao

C. Giàu tài nguyên động vật

D. Phân bố ở ven biển

Câu 2. Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở

A. Bắc Bộ

B. Nam Bộ

C. Bắc Trung Bộ

D. Nam Trung Bộ

Câu 3. Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là:

A. Đồng Bằng Sông Cửu Long

B. Đồng Bằng Sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Duyên Hải Nam Trung Bộ

Câu 4. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là:

A. muối

B. sa khoáng

C. cát

D. dầu khí

Câu 5. Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, có ít sông đổ ra biển là nơi thuận lợi cho nghề

A. làm muối

B. khai thác thủy hải sản

C. Nuôi trồng thủy sản

D. Chế biến thủy sản

Câu 6. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện nay đang khai thác ở thềm lục địa nước ta là

A. Nam Côn Sơn, Cửu Long

B. Thổ Chu – Mã Lai, Cửu Long

C. Sông Hồng, Cửu Long

D. Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai.

Câu 7. Điểm nào sau đây không đúng với sinh vật Biển Đông?

A. Giàu thành phần loài

B. Năng suất sinh học cao

C. Tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới

D. Không phong phú về loài

Câu 8. Trong biển Đông có trên

A. 2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm.

B. 2.000 loài cá, hơn 200 loài tôm.

C.100 loài cá, trên 2.000 loài tôm

D. 100 loài cá, trên 1.000 loài tôm.

Câu 9. Trong biển Đông không có

A. vài chục loài mực

B. hàng nghìn loài sinh vật phù du

C. các rạn san hộ

D. hàng nghìn loài tôm

Câu 10. Mỗi năm trung bình số cơn bão xuất hiện ở Biển Đông là:

A. 8 - 9 cơn.

B. 8-10 cơn.

C. 10 - 11 cơn.

D. 11 - 12 cơn.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

D

A

A

D

A

D

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hàng năm, trung bình số cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta là:

A. 1- 2 cơn.            

B. 2 - 3 cơn.           

C. 3 - 4 cơn.

D. 4 - 5 cơn.

Câu 2. Bão đổ bộ vào nước ta gây ra

A. sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt.

B. lũ lụt, mưa lớn, động đất.

C. động đất, sóng lừng, lũ quét.

D. lũ quét, mưa lớn, núi lửa.

Câu 3. Các thiên tai diễn ra nhiều ở vùng biển nước ta là:

A. bão, sạt lở bờ biển, động đất.

B. cát bay, cát nhảy; động đất, sạt lở bờ biển.

C. sạt lở bờ biển, bão; sóng thần.

D. bão, sạt lở bờ biển; cát bay, cát nhảy.

Câu 4. Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là

A. bão.

B. động đất.

C. sạt lở bờ biển.

D. cát bay, cát nhảy.

Câu 5. Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có đặt tính là

A. độ mặn không lớn.

B. nóng ẩm.

C. có nhiều dòng hải lưu.

D. biển tương đối lớn.

Câu 6. Biển Đông trước hết nhất ảnh hưởng đến thành phần tự nhiên nào?

A. Đất đai.

B. Khí hậu.

C. Sông ngòi.

D. Địa hình.

Câu 7.  Hiện tượng cát bay, cát nhảy thường diễn ra phổ biến ở vùng biển

A. miền Bắc.

B. miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nam Bộ.

Câu 8. Sạt lở bờ biển hiện nay diễn ra nhiều ở dải bờ biển miền Trung và

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nam Bộ.

Câu 9. Dầu mỏ hiện đang được khai thác chủ yếu ở

A. thềm lục địa Bắc Bộ.

B. đồng bằng sông Hồng.

C. thềm lục địa Nam Bộ.

D. đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10. Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là

A. sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển.

B. phòng chống ô nhiễm môi trường biển.

C. thực hiện những biện pháp phòng chống thiên tai.

D. tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

B

B

B

D

C

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Tây Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF