OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Mỹ Quý

04/07/2021 1.16 MB 191 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210704/165191653927_20210704_155401.pdf?r=5116
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Mỹ Quý được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THPT MỸ QUÝ

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên sóng xanh những đàn ngựa biển

lướt dưới mặt trời dưới trăng sao

ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt

như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào

Không bay lên trời vẫn ngang dọc như chim

lưới cá đầy mồ hôi tuôn lấp lánh

tàu vỏ sắt ý chí màu thép lạnh

thuộc Hoàng Sa, Trường Sa từng tấc đảo nổi chìm

Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm

chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm

chỉ xin được suốt đời bám biển

như một người đánh cá ngay lành

Như một ngư dân Việt rất thường dân

yêu biển mình cũng là yêu Tổ quốc

thương cha ông xưa thuyền nan đơn độc

vẫn lên đường trực chỉ Hoàng Sa

Những dây thừng chiếu bó nẹp tre

mang một lời thề nóng bỏng

dẫu thân xác này dạt trôi theo sóng

chỉ khát mong này trở lại quê nhà

Lớp cháu con của Hải đội Hoàng Sa

đi đánh cá hôm nay tàu vỏ thép

kĩ thuật cao mà trái tim nồng nhiệt

vẫn trái tim yêu nước khôn cùng (…)

(“Những ngư dân yêu nước rất thường dân” – Thanh Thảo - Báo Văn nghệ quân đội. com.)

Câu 1. (0,5điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, ngư dân Việt Nam mong ước những gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Xác định một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ sau:

Trên sóng xanh những đàn ngựa biển

lướt dưới mặt trời dưới trăng sao

ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt

như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào

Câu 4. (1,0 điểm) Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị cho là ý nghĩa nhất qua đoạn trích trên.

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu biển đảo của thế hệ trẻ hôm nay .

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Ngữ văn 11- tập 1).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1: 

- Thể thơ: tự do

Câu 2: Trong đoạn trích, ngư dân mong ước được: trời êm biển lặng, cá đầy khoang, mong được vươn mình ra khơi ngày đêm bám biển như những người đánh cá bình thường nhất.

Câu 3: 

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ hoặc so sánh (ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt/ như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào)

  • Ẩn dụ: ngựa biển là tàu đánh cá được làm bằng sắt thép
  • So sánh: ngựa biển như ngựa thiêng Thánh Gióng.

- Tác dụng:

+ Tăng khả năng gợi hình gợi cảm và sức gợi cho ý thơ, làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn.

+ Khắc họa được hình ảnh của những con tàu đánh cá hôm nay như những con ngựa chiến băng băng ra khơi thật oai phong lẫm liệt để đánh bắt thật nhiều tôm cá, bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Câu 4: HS có thể rút ra nhiều thông điệp có ý nghĩa, miễn là lý giải lý do hợp lý, thuyết phục (Ví dụ: Tình yêu quê hương biển đảo; Khát vọng bám biển; Ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo; Tự hào về đất nước, con người Việt Nam…)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…..

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khổ thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn….

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về chủ đề: Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách. Câu 2: (5,0 điểm)

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hành động trỗi dậy của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau:

-“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…”

-“Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”…”

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu là: những hố sâu do người khác tạo ra/ sự tấn công của thú dữ/ mưa bão/ tuyết lạnh

- Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng, gợi nhiều suy ngẫm về những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Câu 3: 

- Câu nói khẳng định: Trong cuộc đời nếu ta chọn sai hướng thì con đường đi đến thành công sẽ rất dài, rất nhiều gian nan, thử thách. Ngược lại, nếu có những quyết định, lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp, nhanh chóng đi đến thành công.

Câu 4: 

- Hs có thể rút ra những thông điệp khác nhau, nhưng cần phù hợp với nội dung đoạn văn bản.

- Lí giải hợp lí, thuyết phục

- Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mãi được mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua.

- Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, thận trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những thử thách là điều không bao giờ thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.

c. Triển khai vấn đề

* Giải thích vấn đề: “Thử thách” là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu... nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua.

* Phân tích, bàn luận

- Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Thử thách luôn luôn là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như đối với toàn xã hội.

- Những thử thách trong cuộc sống có thể do khách quan hoặc chủ quan mang lại, nó có thể là hữu hình và cũng có thể vô hình.

- Con người cần phải có những thử thách để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống.

- Để vượt qua thử thách, con người cần có sức mạnh và luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm.

- Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công. Ngược lại, có không ít người đã đầu hàng trước thử thách, có khi chỉ là thử thách rất nhỏ và chấp nhận thất bại, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.

* Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất - cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may. Mỗi ngày, chỉ riêng việc mở Ti-vi lên và xem hàng tá những mẩu tin về thế giới đầy biến động, có lẽ cũng đủ làm cho chúng ta mất đi đôi chút sự lạc quan. Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.

Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.

(http://kenh14.vn)

Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân. (0,5đ)

Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. (0,5đ)

Câu 3. Theo anh/ chị, cần phải làm gì để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài được nêu trong văn bản? (1đ)

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không ? (1đ)

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có những lần miêu tả dòng Sông Đà:

Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Nguyễn Tuân - Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn trên, từ đó nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5đ)

Biện pháp tu từ cú pháp: liệt kê (cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, vất vả, đua tranh vô hình với xã hội, gánh nặng của chính bản thân...)

Tác dụng: tạo giọng điệu mang tính suy tư, chiêm nghiệm; chỉ ra những khó khăn, thử thách mà con người phải đối đầu hàng ngày.

Câu 2: (0,5đ)

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Câu này có thể hiểu là (gợi ý):

- Những bất trắc vất vả dù không muốn nhưng nó vẫn có thể xảy đến với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

- Hãy đón nhận một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng vì ta có đau khổ hay cố trốn chạy cũng vô ích.

Câu 3: (1đ)

Để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài, chúng ta cần

- Tập sống lạc quan, yêu đời; rèn bản lĩnh, sức chịu đựng để đón nhận mọi thử thách.

- Cần có sự quan tâm, san sẻ gánh nặng; tình yêu thương để xoa dịu những nỗi nhọc nhằn.

Câu 4: (1đ)

HS có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình/đồng tình một phần tùy theo suy nghĩ (0,25điểm ) nhưng cần có lý giải phù hợp (0,75điểm), sau đây là gợi ý:

- Đồng tình: Cuộc sống hiện đại luôn đầy những khó khăn thử thách và khi sống trong nó, con người buộc phải chấp nhận những mặt tiêu cực và xấu xí mà cuộc sống ấy mang lại.

- Không đồng tình: Quan niệm trên còn thiên về cái nhìn bi quan, phiến diện vì cho rằng con người chỉ thụ động hút về mình những tiêu cực, xấu xí trong khi hàng ngày vẫn có những điều tốt đẹp đến với mỗi người.

- Đồng tình một phần: dung hòa hai ý trên.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Mỹ Quý. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF