OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lê Duẩn

11/03/2024 106.02 KB 126 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2024/20240311/970644007945_20240311_151058.pdf?r=3980
ADMICRO/
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa Học kì 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Hai Bà Trưng được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em ôn tập môn Ngữ văn 10 KNTT, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 10 KNTT

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề số 1

I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

THUẬT HỨNG - BÀI 24

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui có một lòng trung liễn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr. 418- 419)

Chú thích:

* Thuật hứng: chùm thơ 25 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

* Hợp: nên, đáng.

* Âu chi: lo gì, quan tâm gì.

* Thế nghị khen: miệng đời bàn luận khen chê.

* Đìa: đầm, ao.

* Phong nguyệt: gió trăng.

* Yên hà: khói và ráng chiều.

* Vạy: cong, quẹo.

* Bui: duy (có), chỉ (có).

* Chăng: không, chẳng.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Thất ngôn bát cú.

C. Lục bát.

D. Thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 2. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm.

B. Nghị luận.

C. Miêu tả.

D. Tự sự.

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

A. Phép điệp, phép đối.

B. Phép đối, liệt kê.

C. Phép so sánh, ẩn dụ.

D. Phép nhân hóa, liệt kê.

Câu 4. Xác định vị trí các câu lục ngôn trong bài thơ:

A. Câu 1 và 8.

B. Câu 2,3 và 7.

C. Câu 3,4 và 8.

D. Câu 3,4,6 và 8.

Câu 5. Ý nào nói đúng nhất về nơi ở của nhân vật trữ tình?

A. Nơi yên tĩnh, không một bóng người.

B. Gắn bó với khung cảnh thiên nhiên.

C. Nơi đô hội phồn hoa, nhiều thú vui.

D. Nơi yên tĩnh, gắn bó với thiên nhiên, xa lánh chốn xô bồ.

Câu 6. Ý nghĩa của việc dùng câu lục ngôn trong bài thơ là:

A. Tạo sự khác biệt giữa thơ Đường luật bằng chữ Nôm và thơ Đường luật chữ Hán.

B. Thể hiện sự sáng tạo của tác giả khi vận dụng thể thơ Đường luật.

C. Nhằm Việt hóa thể thơ Đường luật.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác dụng của cách ngắt nhịp 2/2/2 trong câu 3 và 4?

A. Tạo nhịp điệu hài hòa, đăng đối cho cặp câu thơ.

B. Giúp thể hiện tâm thế thảnh thơi của nhân vật trữ tình với cuộc sống bình dị.

C. Bộc lộ niềm yêu thích của nhân vật trữ tình với công việc lao động hàng ngày của mình.

D. Thể hiện tâm sự u hoài thầm kín của thi nhân.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Chỉ ra hai yếu tố “phá cách” trong bài thơ.

Câu 9. Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ bài thơ trên là gì? Vì sao?

Câu 10. Hãy nhận xét về cuộc sống của tác giả được gợi lên qua hai câu thơ sau:

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Thuật hứng - bài 24 (Nguyễn Trãi).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

D

0.5

2

A

0.5

3

B

0.5

4

C

0.5

5

D

0.5

6

D

0.5

7

D

0.5

8

Gợi ý trả lời:

Bài thơ có một số yếu tố “phá cách” về thi liệu, từ ngữ, sử dụng thể thơ... Học sinh có thể chọn 2 yếu tố mà bản thân tâm đắc. Ví dụ:

- Tác giả sử dụng những thi liệu dân dã, bình dị của cuộc sống đời thường chốn thôn quê: ao cạn, vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen...

- Sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh nêu được 1 yếu tố: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

0.5

9

Gợi ý trả lời:

- HS có thể chọn một thông điệp đặc sắc và lí giải hợp lí.

- Sau đây là một số gợi ý:

+ Cần lựa chọn cho mình một lối sống giản dị, hòa mình với thiên nhiên, luôn biết giữ gìn nhân cách, tránh xa những tham lam ích kỉ.

+ Hãy sống chan hòa cùng thiên nhiên, thiên nhiên sẽ đem lại cho ta một tinh thần thư thái để quên đi mọi âu lo.

+ Cần sống có trách nhiệm, có lí tưởng và kiên định với lí tưởng đó.

...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời 01 thông điệp và lí giải hợp lí thuyết phục: 1.0 điểm.

- Học sinh nêu thông điệp và lí giải chưa thuyết phục: 0.75 điểm.

- Học sinh chỉ nêu thông điệp: 0.5 điểm.

- Học sinh nêu thông điệp không rõ ràng, không có lí giải: 0.25 điểm.

- Học sinh không trả lời: không cho điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1.0

10

Gợi ý trả lời:

- Học sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo có căn cứ từ nội dung ngôn từ của hai câu thơ trên.

- Có thể theo gợi ý sau: Đó là cuộc sống dân dã, thanh bần, giản dị, gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và cũng là cuộc sống của con người có tâm thế bình an, tự tại, không ham danh lợi...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1.0

II

 

VIẾT

4,0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thuật hứng - bài 24 (Nguyễn Trãi).

0,5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích, đánh giá.

* Phân tích, đánh giá về nội dung của bài thơ:

- Thi phẩm tái hiện bức tranh cuộc sống ẩn dật thanh nhàn của Nguyễn Trãi ở chốn thôn quê với những công việc, những thú vui bình dị dân dã: vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen... Đó là cuộc sống giản dị, yên bình, hòa hợp với thiên nhiên thanh tĩnh, xa lánh cuộc sống xô bồ đầy rẫy những thị phi, khen chê.

- Ẩn chứa trong đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ:

+ Một hồn thơ thanh cao, ung dung, tự tại, một tâm thế thư thái khi biết công danh đã thành thì nên trở về an hưởng thú thanh nhàn, bỏ ngoài tai mọi thứ thị phi, khen chê ở đời...

+ Một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống thanh bạch, giản dị, chan hòa cùng thiên nhiên, lấy thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.

+ Một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. Dù đã lui về ở ẩn, vui thú điền viên nhưng nhà thơ vẫn canh cánh bên lòng nỗi lo cho dân, cho nước.

* Phân tích, đánh giá về nghệ thuật

- Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn (Việt hóa thể thơ Đường luật).

- Sử dụng nhiều hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi; có những hình ảnh ước lệ bên cạnh những hình ảnh gần gũi, dân dã, quen thuộc.

- Ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dị, mộc mạc với những từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.

- Sử dụng các phép tu từ: phép liệt kê, nghệ thuật đối...

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

2.0

 

d. Đánh giá chung:

Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về nội dung của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm

0,5

 

e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

Đề số 2

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TÙNG

Nguyễn Trãi

I

Thu đến cây nao chẳng lạ lùng,
Một mình lạt(1) thuở ba đông(2).
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương(3) cao ắt cả dùng.

II

Đống lương tài có mấy bằng mày,
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay.
Cội rễ bền dời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.

III

Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay.
Hổ phách (4) phục linh(5) nhìn mới biết,
Dành còn để trợ dân này.

(Thơ văn Nguyễn Trãi - NXB Giáo dục 1980, trang 20)

Chú thích:

1. Lạt: lạt lẽo, thản nhiên

2. Ba đông: ba tháng mùa đông

3. Đống lương: đống là nóc nhà, lương là rường, xà nhà. Tài đống lương là tài gánh vác việc lớn của quốc gia

4. Hổ phách: đồ trang sức, loại thuốc quý.

5. Phục linh: loại thuốc quý.

6. Tương truyền: cây tùng sống một trăm năm thì sinh phục linh, một ngàn năm thì sinh hổ phách.

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục ngôn

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn xen lục ngôn

D. Tự do

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3. Vẻ thản nhiên, khí phách vững vàng của cây tùng được thể hiện rõ nhất vào thời điểm nào?

A. Chớm thu

B. Ba tháng mùa đông

C. Tháng cuối xuân

D. Ba tháng mùa hạ

Câu 4. Trong bài thơ trên, Nguyễn Trãi đã sử dụng mấy câu thơ lục ngôn?

A. 3 câu

B. 2 câu

C. 4 câu

D. 1 câu

Câu 5. Trong bài thơ này, có thể hiểu cây tùng là hình ảnh ẩn dụ cho:

A. Người lãng tử

B. Công tử

C. Người quân tử

D. Sĩ tử

Câu 6. Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh thơ: Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay?

A. Thân cây tùng dùng làm rường cột, chống đỡ khoẻ cho những ngôi nhà lớn

B. Rừng như ngôi nhà lớn của cây tùng

C. Cây tùng như ngôi nhà lớn chống đỡ giỏi trước tuyết sương

D. Rừng tùng như một gia đình lớn có sức chống chọi khoẻ

Câu 7. Chủ đề của bài thơ “Tùng” là gì?

A. Chọn viết về cây tùng, thuộc nhóm đề tài “tuế hàn tam hữu” (ba người bạn của tiết lạnh)

B. Mượn cây tùng để bộc lộ phẩm chất, gửi gắm tâm sự muốn giúp dân, giúp nước

C. Qua hình ảnh cây tùng, tác giả ngợi ca vẻ đẹp của rừng già

D. Khẳng định những sản phẩm từ cây tùng như hổ phách, phục linh rất tốt cho sức khoẻ

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Trong bài thơ, Nguyễn Trãi đã phác hoạ hình ảnh cây tùng với những nét khác biệt như thế nào so với nhiều loài cây khác?

Câu 9. Qua bài thơ “Tùng”, bạn hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi?

Câu 10. Việc tác giả đưa câu thơ lục ngôn vào trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

---(Để xem đáp án của Đề thi số 2 vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU

Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

NGÔN CHÍ – BÀI 10

(Nguyễn Trãi)

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này

(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Chú thích:

(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây

(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.

(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.

(5) Năng: có thể, hay.

Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?

A. Văn chính luận

B. Thơ chữ Hán

C. Thơ Nôm

D. Thơ tự thuật

Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào? Vì sao?

A. Thể thơ tự do, vì các dòng không theo quy luật

B. Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ

C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng

D. Thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ

Câu 3: Dòng nào nói lên đặc điểm thiên nhiên trong Ngôn chí 10 - Nguyễn Trãi?

A. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng

B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng

C. Những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ

D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân

Câu 4: Bài thơ Ngôn chí 10 đã thể hiện:

A. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân

B. Sự gắn bó với làng quê của một nông dân hồn hậu, chất phác

C. Cách thưởng thức thiên nhiên của một nghệ sĩ

D. Thiên nhiên đầy ắp chất nhạc, chất họa

Câu 5: Nội dung hai câu luận nói về điều gì?

A. Cảnh vật, lòng người

B. Thú vui tao nhã

C. Sức sống nơi làng quê

D. Ít vướng bận,vui sống

Câu 6: Câu thơ: Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy được hiểu là?

A. Quang cảnh vắng như cảnh chùa Bà Đanh

B. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu

C. Lòng người lạnh băng, dửng dưng như thầy chùa chân tu

D. Lòng người như cảnh tĩnh lặng, hoang vắng

Câu 7: Dòng nào nói lên nội dung câu thơ: Có thân chớ phải lợi danh vậy?

A. Thân chớ bị vây bọc, lệ thuộc vào danh lợi

B. Có thân phải có danh lợi

C. Sống trong vòng vây danh lợi mới thú vị

D. Danh lợi là giá trị của bản thân

Câu 8: Câu thơ: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén được hiểu là?

A. Uống rượu nghiêng chén uống cả trăng

B. Nghiêng chén uống rượu như hớp cả bóng trăng trong chén

C. Uống rượu và ngắm trăng trong chén

D. Thưởng trăng và uống rượu – thú vui tao nhã

Câu 9: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ (1đ)

Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng) (1đ)

II. VIẾT (4đ)

Viết bài luận thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người (3đ)

---- HẾT ----

---(Để xem đáp án của Đề thi số 3 vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lê Duẩn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF