OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Trần Phú

31/10/2022 1018.59 KB 1065 lượt xem 10 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221031/256599469459_20221031_083609.pdf?r=5262
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Trần Phú được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cấu trúc đề và đáp án chi tiết, nhằm cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập trước kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!

 

 
 

 

TRƯỜNG THCS

TRẦN PHÚ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2022-2023

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1 (1 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng

1.1 Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch không làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ:

A. K2O                                 

B. P2O5                                 

C. MgO                    

D. SO3

1.2 Oxit nào sau đây  dụng với dung dịch HCl

A. Fe2O3                                          

B. P2O5                                             

C. CO                        

D. CaO

1.3 Cặp chất nào sau đây không tác dụng tác dụng được với nhau:

A. NaOH và HCl                 

B. Fe2O   và HCl                  

C.Fe  và HCl             D. H2SO4   và  HCl

Câu 2 (1 điểm) Hãy chọn đáp án đúng hay sai cho các nhận định sau:

Hiện tượng

Kết quả

Đúng

Sai

1. Nhỏ dd Axit H2SO4  vào quỳ tím quỳ tím chuyển sang màu xanh.

 

 

2. Sục khí CO2 vào cốc đựng nước vôi trong , nước vôi trong bị vẩn đục

 

 

3. Na2O là oxit axit

 

 

4. SO2 là oxit bazơ

 

 

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

H2SO4 là một axit vô cơ mạnh, có rất nhiều ứng dụng với nền kinh tế quốc dân. Trong công nghiêp axit H2SO4 được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quạng Pirit) không khí và nước.

Em hãy nêu các công đoạn sản xuất axit H2SO4 bằng phương pháp trên? Viết phương trình cho các công đoạn đó?

Câu 2 (3 điểm) Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit HCl loãng, hãy viết các phương trình hóa học điều chế magie clorua?

Câu 3: (3 điểm) Cho kim loại kẽm (Zn) vào dung dịch axit HCl. Phản ứng xong thu được 11,2 lít khí H2 (đktc)?

a. Viết phương trình hóa học xảy ra?

b. Tính khối lượng Kẽm đã phản ứng?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

1.1 B, D    1.2 B    

1.3 D

1 Đ       3 Đ

2 S        4 Đ

II. Tự luận

Câu 1

Các công đoạn sản xuất axit sunfuric:

- Đốt lưu huỳnh trong không khí:

S + O2 → SO2

- Sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2 (xúc tác V2O5, nhiệt độ)

2SO2 + O2 → 2SO3

- Cho SO3 tác dụng với nước:

SO + H2O → H2SO4

Câu 2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg(OH)2  + H2SO→ MgSO4 + 2H2O

Câu 3

\({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{11,2\;}}}}{{{\rm{22,4\;\;}}}}{\rm{ = 0,5 }}\left( {{\rm{mol}}} \right){\rm{\;\;\;\;}}\)

 a. PTHH:    Fe    +    2HCl →  FeCl2    +   H2                    

            0,5                                          0,5                       

b. Khối lượng của sắt là

m = n.M = 0,5.56 = 28(g)     

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1 (1 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng

1.1. Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ:

A.K2O                                  

B. P2O5                     

C. MgO                    

D. SO3

1.2. Oxit nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl

A. Fe2O3                                          

B. P2O5                             

C. CuO                      

D. CaO

1.3. Cặp chất nào sau đây không tác dụng tác dụng được với nhau

A. H2SO4 và BaCl2                   

B. Fe2O và HCl        

C.Fe và HCl              

D. NaOH và Ba(OH)2

Câu 2: Chọn sản phẩm (cột B) tương ứng với thí nghiệm (cột A) và ghi vào cột đáp án sao cho đúng:

Cột A (Thí nghiệm)

Cột B (Sản phẩm)

Đáp án

1. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành

a. hai muối mới

 

1-……..

2. Muối tác dụng với muối tạo thành

b. muối mới và axit mới

2-……..

3. Muối tác dụng được với axit sản phẩm là

c. Muối mới và bazơ mới

3-……..

4. Muối tác dụng với bazơ sản phẩm tạo thành

d. muối và nước

4-……..

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

H2SO4 là một axit vô cơ mạnh, có rất nhiều ứng dụng với nền kinh tế quốc dân. Trong công nghiêp axit H2SO4 được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quạng Pirit) không khí và nước.

Em hãy nêu các công đoạn sản xuất axit H2SO4 bằng phương pháp trên? Viết phương trình cho các công đoạn đó?

Câu 2. (3 điểm) Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất đựng lần lượt là NaCl, BaCl2, Na2CO3 và NaOH bị mất nhẵn. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trên.?

Câu 3. (3 điểm) Cho mạt sắt vào dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 5.6 lít khí H2 (đktc)?

a.Viết phương trình hóa học xảy ra?

b. Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng?

---(Để xem đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau?

A. dung dịch NaOH

B. dung dịch Ca(OH)2

C. CaO

D. dung dịch HCl

Câu 2: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

A. Al và H2SO4 loãng

B. NaOH và dung dịch HCl

C. Na2SO4 và dung dịch HCl

D. Na2SO3 và dung dịch HCl

Câu 3: Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư đến khi kết thúc phản ứng thấy thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 22,4 lít

Câu 4: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2 ?

A. Al và H2SO4 loãng

B. Al và H2SO4 đặc nóng

C. Cu và dung dịch HCl

D. Fe và dung dịch CuSO4

Câu 5: Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ?

A. CaO, CuO

B. CO, Na2O

C. CO2, SO2

D. 2O5, MgO

Câu 6: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống?

A. CaCO3

B. NaCl

C. K2CO3

D. Na2SO4

Câu 7: Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng

A. hóa hợp

B. trao đổi.

C. thế

D. phân hủy

Câu 8: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng:

A. Na2O + NaOH

B. Cu + HCl

C. P2O5 + H2SO4 loãng

D. Cu + H2SO4 đặc, nóng

Câu 9: Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. Zn, CO2, NaOH

B. Zn, Cu, CaO

C. Zn, H2O, SO3

D. Zn, NaOH, Na2O

Câu 10: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:

A. Nước biển.

B. Nước mưa.

C. Nước sông.

D. Nước giếng.

Câu 11: Điện phân dung dịch natri clorua (NaCl) bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là:

A. H2 và O2.

B. 2 và Cl2.

C. O2 và Cl2.

D. Cl2 và HCl

Câu 12: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

A. (NH4)2SO4

B. Ca(H2PO4)2

C. NaCl

D. KNO3

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành sơ đồ phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có.

\({\rm{Cu}}\mathop  \to \limits^1 {\rm{CuO}}\mathop  \to \limits^2 {\rm{CuC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}\mathop  \to \limits^3 {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\mathop  \to \limits^4 {\rm{CuO}}\)

Câu 2 (3 điểm): Hòa tan 9,2g hỗn hợp gồm: Mg và MgO vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ở đktc.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3 (2 điểm): Phân biệt các dung dịch sau: NaOH; HCl; BaCl2; H2SO4 chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn.

---(Để xem đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Trần Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF