OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm vai trò của thực vật đối với hệ sinh thái Sinh học 6 năm 2020 có đáp án

28/12/2020 990.16 KB 635 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201228/247172426588_20201228_211126.pdf?r=6040
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 6 học tập thật tốt môn Sinh học 6 HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập trắc nghiệm vai trò của thực vật đối với hệ sinh thái Sinh học 6 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em cùng theo dõi.

 

 
 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI

SINH HỌC 6 NĂM 2020

 

Câu 1. Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây?

A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy
B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước
C. Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 2. Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn?

A. Tràm                    B. Mồng tơi                C. Lá ngón                  D. Chuối

Câu 3. Trong cùng một khu vực, so với rừng thì nơi trống trải có gì khác biệt về mặt khí hậu?

A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Độ ẩm thấp hơn
C. Nắng nhiều và gay gắt hơn, do đó nhiệt độ cũng cao hơn
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?

A. Trao đổi khoáng
B. Hô hấp
C. Quang hợp
D. Thoát hơi nước

Câu 5. Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng

A. 110 – 130 tấn ôxi.
B. 16 – 30 tấn ôxi.
C. 46 – 60 tấn ôxi.
D. 1 – 5 tấn ôxi.

Câu 6. Thực vật góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ khả năng nào dưới đây?

A. Hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi
B. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…)
C. Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 7. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là

A. Ngừng sản xuất công nghiệp.
B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi.

Câu 8. Khả năng làm mát không khí ở thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây?

A. Quang hợp
B. Thoát hơi nước
C. Trao đổi khoáng
D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 9. Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất?

A. Thân                    B. Hoa                         C. Tán lá                     D. Hệ rễ

Câu 10. Thực vật có thể giải phóng ra chất nào dưới đây?

A. Nước
B. Khí ôxi
C. Khí cacbônic
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 11: Tại sao người ta nói “ Rừng cây như lá phổi xanh” của con người?

A. Vì cây xanh quang hợp lấy vào khí CO2, nhả khí O2 vào không khí giúp con người hô hấp.

B. Vì cây xanh hô hấp hút vào khí O2, nhả khí CO2 vào không khí.

C. Nhờ lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.

D. A và C đúng.

Câu 12: Nhờ đâu mà thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí?

A. Quang hợp của cây xanh

B. Hô hấp của cây xanh

C. Hô hấp của các động vật và con người

D. Đốt cháy các nguyên liệu (gỗ, than, dầu...)

Câu 13: Thực vật giữ cân bằng khí cacbonic và khí oxi trong không khí được là vì

A. Thực vật hô hấp sử dụng khí oxi và thải ra khí cacbonic

B. Thực vật có khả năng tự điều chỉnh lượng khí cacbonic và oxi trong không khí

C. Thực vật quang hợp lấy vào khí cacbonic và thải khí oxi, còn hô hấp thì lấy khí oxi và thải ra khí cacbonic

D. Thực vật quang hợp sử dụng khí cacbonic và thải ra khí oxi

Câu 14: Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của con người vì

Cây xanh quang hợp sử dụng khí cabonic và thải ra khí oxi vào không khí giúp con người hô hấp

Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường

Cây xanh hô hấp lấy khí oxi và thải ra khí cacbonic

Các phát biểu đúng là:

A. 1, 2, 3

B. 2, 3

C. 1, 2

D. 1, 3

Câu 15: Phát biểu không đúng khi nói về môi trò của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường?

A. Cân bằng lượng khí cacbonic và oxi trong không khí

B. Tán lá cây làm tăng nhiệt độ môi trường trong khu vực trời nắng gắt

C. Một số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh

D. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm giảm ô nhiễm môi trường

Câu 16: Đặc điểm khí hậu ở nơi có nhiều thực vật (trong rừng)

A. Ánh sáng yếu, gió yếu, độ ẩm cao

B. Khô, ánh sáng yếu

C. Gió mạnh, nhiệt độ cao

D. Nắng nhiều, gay gắt, độ ẩm cao

Câu 17: Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng

A. Ánh sáng mạng, gió yếu

B. Nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng

C. Gió mạnh, râm mát

D. Ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp

Câu 18. Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước?

A. Rễ                        B. Hoa                         C. Lá                           D. Thân

Câu 19. Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát?

A. Xà cừ                   B. Xương rồng                        C. Phi lao                    D. Lim

Câu 20. Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào?

A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.
B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hòa cùng mạch nước ngầm.
C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.
D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 21. Thực vật có vai trò nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Điều hòa khí hậu
C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán
D. Giữ đất, chống xói mòn

Câu 22. Ở vùng núi, hiện tượng ngập lụt xảy ra sau mưa là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Mặt đất bị bê tông hoá đã làm cản trở quá trình ngấm nước từ bề mặt xuống mạch nước ngầm và làm xuất hiện hiện tượng ngập lụt.
C. Mưa quá to khiến cho nước không thể rút kịp ở mọi nơi và gây nên hiện tượng ngập lụt.

D. Mưa làm đất đá bị xói mòn và trôi xuống, lấp lòng sông, suối khiến nước dâng cao và không thoát kịp nên tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt.

Câu 23. Vì sao những nơi trống trải, không có thực vật sinh sống lại hay xảy ra hạn hán?

A. Vì không được bổ sung nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật.
B. Cả C và D.
C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước.
D. Vì nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật.

Câu 24. Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người?

A. Nước ngầm
B. Nước biển
C. Nước bề mặt
D. Nước bốc hơi

Câu 25. Cho các thành phần sau

1. Tán lá
2. Rễ cây
3. Lớp thảm mục
4. Thân cây
Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa?
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 4

Câu 26. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở nước ta, mỗi năm 1 ha đất trống bị thất thoát khoảng … tấn đất bề mặt do hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

A. 95                        B. 151                          C. 100                                      D. 36

Câu 27. Loại cây nào dưới đây không được trồng để chắn gió?

A. Cau
B. Tra (nho biển)
C. Phi lao
D. Thông

Câu 28: Ở những vùng bờ biển người ta thường trồng cây ở phía ngoài đê không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Chống sạt lở đất

B. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

C. Chống xói mòn đất

D. Chống gió bão

Câu 29: Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

A. Bảo vệ nguồn nước ngầm

B. Giúp giữ đất, chống xói mòn

C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

D. Điều hòa khí hậu

Câu 30: Để bảo vệ rừng con người cần

A. Tăng cường sử dụng và khai thác rừng

B. Tham gia trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

C. Chặt phá nhiều cây xanh để môi trường sáng sủa hơn

D. Đốt nương làm rẫy bừa bãi

Câu 31: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của thực vật đối với nguồn đất và nước?

A. Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm

B. Làm giảm ô nhiễm môi trường

C. Góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán

D. Góp phần giữ đất, chống xói mòn

Câu 32: Thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm nhờ vào

A. Thân cây giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa

B. Tán cây cản bớt sức chảy của nước

C. Hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa

D. Hệ rễ và thân cây giữ đất

Câu 33: Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

A. Giúp giữ đất, chống xói mòn

B. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

C. Bảo vệ nguồn nước ngầm

D. Tất cả đều đúng

Câu 34: Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát?

A. Xà cừ

B. Xương rồng

C. Phi lao

D. Lim

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

D

C

B

D

C

B

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

C

C

B

A

B

A

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

D

B

A

A

C

A

B

B

B

31

32

33

34

 

 

 

 

 

 

B

C

D

C

 

 

 

 

 

 

 

  ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm vai trò của thực vật đối với hệ sinh thái Sinh học 6 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF