OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 1 môn Hóa học 8 năm 2020

07/09/2020 696.44 KB 450 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200907/992665486655_20200907_175142.pdf?r=2755
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 1 môn Hóa học 8 năm 2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết rõ ràng sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.

 

 
 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 MÔN HÓA HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1. Biết nguyên tử nhôm có 13 proton, 14 nơtron. Khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử nhôm là

A. 5,32.10-23g.           B. 6,02.10-23g.            C. 4,48.10-23g.            D. 3,99.10-23g.

Câu 2. Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?

Câu 3. Nguyên tử X nặng gấp 4 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào?

Câu 4: Nguyên tử khối là

A. Khối lượng của nguyên tử tính bằng gam.            B. Khối lượng của phân tử tính bằng đvC.

C. Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.            D. Khối lượng của phân tử tính bằng gam.

Câu 5: Nguyên tử khối của clo là

A. 71 đvC.                  B. 35,5 gam.                C. 71 gam.                   D. 35,5 đvC.

Câu 6: Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là

A. 8,553. 10-23 g.        B. 2,6605. 10-23 g.       C. 0,16605. 10-23 g.     D. 18,56. 10-23 g.

Câu 7: Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là

A. Lưu huỳnh.            B. Sắt.                         C. Nitơ.                       D. Can xi.

Câu 8: Khối lượng tương đối của một phân tử H2O là

A. 18 đvC.                   B. 18 gam.                   C.34 đvC.                    D. 18kg.

Câu 9: Biết nguyên tử nitơ gồm có 7 proton, 7 nơtron và 7 electron. Khối lượng của toàn nguyên tử nitơ là

A. 14 gam.                  B. 21 gam.                   C. 2,34. 10-23 gam.          D. 2,34. 10-27 gam.

Câu 10: Trường hợp nào đưới đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

A. proton, m = 0,00055u, q = 1+.                   B. nơtron, m = 1,0086u, q = 0.

C. electron, m = 1,0073u, q =1-.                    D. proton, m = 1,0073u, q = 1-.

Câu 11: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là

A. 1 và 0.                    B. 1 và 2.                     C. 1 và 3.                     D. 3 và 0.

Câu 12: Hai nguyên tử Mg nặng gấp mấy lần nguyên tử O?

A. 1.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 13: Tỉ số về khối lượng của electron so với proton là

A. 1836.                     B. 5,4463.                   C. 5,4463.10-4. D. 0,055

Câu 14: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức sau:

A. NO.                       B. N2O5.                     C. NH3.                       D. NO2.

Câu 15: Dựa vào quy tắc hoá trị cho biết trường hợp nào viết đúng quy tắc với công thức tổng quát   (với a, b lần lượt là hoá trị của A, B)

A. a : x = b : y B. ay = Bx                   C. a.x = b.y                 D. a + x = b + y

Câu 16: Cho hợp chất có công thức hóa học P2O5, biết P có hoá trị V và O có hoá trị II. Vậy biểu thức nào sau đây viết đúng quy tắc?

A. V.2 = II.5              B. V.5 = II.2               C. II.V = 2.5                D. V + 2 = II + 5

Câu 17: Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị là

A. II.                          B. III.                          C. IV.                          D. V.

Câu 18: Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hoá trị của Mn trong oxit là

A. III.                         B. IV.                          C. VII.                        D. V.

Câu 19: Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Hoá trị của S trong hợp chất đó là

A. IV.                         B. V.                           C. II.                           D. VI.

Câu 20: Biết trong công thức hóa học BaSO4 thì Ba có hóa trị II. Hóa trị của nhóm (SO4) là

A. I.                            B. II.                           C. III.                          D. IV.

Câu 21: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là

A. I.                            B. II.                           C. III.                          D. IV.

Câu 22: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al là

A. I.                            B. II.                           C. III.                          D. IV.

Câu 23: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có hóa trị I trong hợp chất?

A. H, Na, K.               B. Mg, O, H.               C. O, Cu, Na.              D. O, K, Na.

Câu 24: Một oxit của Crom là Cr2O3. Muối trong đó Crom có hoá trị tương ứng là

A. CrSO4.                   B. Cr2(SO4)3.              C. Cr2(SO4)2.              D. Cr3(SO4)2

Câu 25: Biết trong hợp chất giữa S và H thì S có hóa trị II. Công thức hóa học thỏa mãn là

A. H2S.                       B. HS.                         C. H4S.                        D. HS2.

Câu 26: Hợp chất giữa Cr hoá trị II và (PO4) hoá trị III có công thức hoá học đúng là

A. CrPO4.                   B. Cr2(PO4)3.              C. Cr3(PO4)2.              D. Cr(PO4)2.

Câu 27: Hợp chất của P và H, trong đó P có hóa trị III là

A. P3H.                       B. PH.                         C. PH3.                        D. P3H3.

Câu 28: Cho biết:

- Công thức hoá học của hợp chất tạo nên từ nguyên tố X với nhóm (PO4) hoá trị III là XPO4.

- Công thức hóa học của hợp chất tạo nên từ nhóm nguyên tử Y với H là H3Y.

Công thức hoá học của hợp chất tạo nên từ X và Y là

A. X2Y3.                    B. XY.                        C. XY2.                       D. X2Y.

Câu 29: Từ hoá trị của Al trong Al2O3. Hãy chọn công thức hoá của hợp chất giữa Al liên kết với gốc (SO4) có hóa trị II trong số các công thức sau:

A. Al2(SO4)3.             B. AlSO4.                    C. Al3(SO4)2.              D. Al(SO4)3.

Câu 30: Hợp chất nào sau đây C có hóa trị II?

A. CaCO3.                  B. CH4.                       C. CO.             D. CO2.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 1 môn Hóa học 8 năm 2020, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF