OPTADS360
NONE
YOMEDIA

5 Đề thi học kì 2 môn Toán 7 có đáp án

18/04/2018 708.63 KB 10878 lượt xem 80 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180418/371412535215_20180418_111233.pdf?r=9037
ADMICRO/
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi học kì 2 có lời giải và đáp án chi tiết, được sưu tầm và chọn lọc từ đề thi của các trường THCS , với lời giải và đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và củng cố lại kiến thức chương trình Toán lớp 7, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới.

 

 
 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN:  TOÁN 7

Đề số 1: 

Bài 1 (2 điểm): Điểm kiểm tra định kì môn Toán của 20 học sinh được ghi lại như sau:

7 9 6 7 6 5 7 9 5 5
8 7 9 10 7 8 10 9 7 7

 

  1. Dấu hiệu ở đây là gì? Lập bảng tần số
  2. Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu

Bài 2 (2 điểm): 

a. Cho đơn thức \(M = \left( { - 2{x^2}y} \right){\left( { - \frac{1}{2}x{y^2}} \right)^2}\). Thu gọn rồi tính giá trị của M tại x=1/2, y=-1

b. Tìm đa thức P biết:

\(P + \left( {{x^2} - 2{y^2} + \frac{2}{3}xy} \right) = - 4{{\rm{x}}^2} + 5{y^2} + \frac{2}{3}xy\)

Bài 3 (1,5 điểm): Cho hai đa thức 

\(f\left( x \right) = - 2{{\rm{x}}^3} + 7 - 6{\rm{x}} + 5{{\rm{x}}^4} - 2{{\rm{x}}^3},g\left( x \right) = 5{{\rm{x}}^2} + 9{\rm{x}} - 2{{\rm{x}}^4} - {x^2} + 4{{\rm{x}}^3} - 12\)

a. thu gọn và sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến

b. tính f(x) + g(x)

Bài 4 (4 điểm): Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=6cm, BC = 10 cm.

a. Tính độ dài cạnh AC và so sánh các góc của tam giác ABC.

b. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho A là trung điểm của đoạn thẳng BD.Chứng minh tam giác BCD cân.

c. Gọi K là trung điểm của cạnh BC, đường thẳng DK cắt cạnh AC tại M. Tính MC.

d. Đường trung trực d của đoạn thẳng AC cắt đường thẳng DC tại Q. Chứng minh ba điểm B, M, Q thẳng hàng.

Bài 5 (0,5 điểm): Cho đa thức \(P\left( x \right){\rm{ = a}}{{\rm{x}}^2} + b{\rm{x}} + c\) và 2a + b = 0. Chứng tỏ rằng \(P\left( { - 1} \right).P\left( 3 \right) \ge 0\)

------------000--------------

Đề số 2:

Bài 1: Cho đơn thức \(M = {\left( {\frac{{ - 3}}{5}{x^2}{y^3}z} \right)^2}\left( {\frac{5}{3}{x^2}{y^3}} \right)\) 

a. Thu gọn đơn thức M rồi xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức

b. Tính giá trị của đơn thức M tại x=1, y=-1, z=5

Bài 2: Cho hai đa thức sau:

\(\begin{array}{l} A\left( x \right) = - 5{{\rm{x}}^3} + 3{{\rm{x}}^4} + \frac{8}{{11}} - 7{{\rm{x}}^2} - 9{\rm{x}}\\ B\left( x \right) = - 4{{\rm{x}}^4} - \frac{2}{{11}} + 6{{\rm{x}}^2} + 8{{\rm{x}}^3} + 10{\rm{x}} \end{array}\)

a. Hãy sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến

b. Tính A(x)+B(x) và A(x) - B(x)

Bài 3: 

a. Cho \(D\left( x \right) = 2{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} - 35\). Chứng tỏ x=-5 là nghiệm của đa thức D(x)

b. Tìm nghiệm của đa thức F(x). Biết \(F\left( x \right) = - 5{\rm{x}} - 60\)

c. Tìm đa thức E biết: \( E - \left( {2{{\rm{x}}^2} - 5{\rm{x}}{y^2} + 3{y^3}} \right) = 5{{\rm{x}}^2} + 6{\rm{x}}{y^2} - 8{y^3}\)

Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A, có góc BAC nhọn. Qua A vẽ tia phân giác của góc BAC cắt cạnh BC tại D

a. Chứng minh \(\Delta AB{\rm{D}} = \Delta AC{\rm{D}}\)

b. Vẽ đường trung tuyến CF của tam giác ABC cắt cạnh AD tại G. Chứng minh: G là trọng tâm của tam giác ABC

------------000--------------

Đề số 3:

Bài 1: thời gian làm bài tập toán (tính bằng phút) của 30 học sinh được ghi lại như sau:

10 5 8 8 9 7 8 8 14 8
5 7 8 10 9 8 10 7 14 8
9 8 9 9 9 9 10 5 5 14

Hãy lập bảng tần số

Bài 2

a.Tìm tích của hai đơn thức sau rồi cho biết hệ số và bậc của đơn thức thu được:

\(\frac{1}{4}{x^2}{y^2}, - \frac{2}{5}x{y^3}\)

b.Tính giá trị của biểu thức \(M = 3{{\rm{x}}^2}y - 5{\rm{x}} + 1\) tại x=-2 và y=1/3

c. Với giá trị nào của biến thì biểu thức sau có giá trị nhỏ nhất. Tìm giá trị đó: \(A = \left| {x - 3} \right| + {y^2} + 10\)

Bài 3: Cho tam giác ABC cân ở A. Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Chứng minh \(\Delta AHB = \Delta AHC\)

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông ở A, có AB=6cm, AC=8cm, phân giác BD. Kẻ \(DE \bot BC\left( {E \in BC} \right)\). Gọi F là giao điểm của BA và ED

a. Tính độ dài cạnh BC

b. Chứng minh DF=DC

c. Chứng minh D là trực tâm của tam giác BFC

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là phần trích một phần câu hỏi trong đề thi Học kì 2 của một số đề thi Hoc kì 2 môn Toán lớp 7 chọn lọc có lời giải và đáp án chi tiết .

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi quan trọng sắp tới.

Chúc các em học tốt

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF