OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

4 Đề thi giữa HK2 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

09/07/2019 2.1 MB 934 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190709/97354368097_20190709_105038.pdf?r=9499
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo Đề thi giữa HK2 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt được Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

4 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LỚP 10 NĂM 2018-2019 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

Câu 1: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện:

A. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến.

D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2: Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp là do:

A. Trình độ sản xuất.              B. Đối tượng lao động.  

C. Máy móc, công nghiệp.    D. Trình độ lao động.

Câu 3: Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị:

A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia.

B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.

C. Trình độ lao động và khoa học kỹ thuật của một quốc gia.

D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp?

A. Sản xuất phân tán trong không gian.

B. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn.

C. Sản xuất có tính tập trung cao độ.

D. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản  phẩm cuối cùng.

Câu 5: Nhân tố quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là:

A. Vị trí địa lí.  B. Tài nguyên thiên nhiên.  C. Dân cư và nguồn lao động.  D. Cơ sở hạ tầng.

Câu 6: Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là:

A. Dân cư và lao động.           B. Thị trường.  

C. Chính sách .                        D. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Câu 7: Cách phân loại công nghiệp quan trọng và phổ biến nhất hiện nay là:

A. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến.                 

B. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. 

D. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn.

Câu 8: Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp:

A. Có hàm lượng kĩ thuật cao và mới ra đời gần đây.

B. Phát triển nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu.

C. Có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

D. Có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp.

Câu 9: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là

A. Cơ khí.       B. Luyện kim.             C. Năng lượng.          D. Dệt.

Câu 10: Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Nhiệt điện.                         B. Thủy điện.  

C. Điện nguyên tử.                 D. Các nguồn năng lượng tự nhiên.

Câu 11: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng:

A. Than đá giảm nhanh để nhường chổ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

C. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chổ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng  khác.

D. Nguồn năng lượng mặt trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.

Câu 12: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là:

A. Bắc Phi.                  B. Bắc Mĩ.                   C. Trung Đông.         D. Mĩ la tinh.  

Câu 13: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của một nước?

A. Công nghiệp cơ khí.                       B. Công nghiệp hóa chất.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.     D. Công nghiệp năng lượng.

Câu 14: Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đánh giá được 

A. tiềm năng thủy điện của một đất nước.

B. sản lượng khai thác than của một đất nước.

C. tiềm năng dầu khí của một đất nước.

D. trình độ phát triển và văn minh của một quốc gia.

Câu 15: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. ASEAN, Canada, Ấn Độ.                                     B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.                     D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

Câu 16: Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kĩ thuật, sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp:

A. Cơ khí, hóa chất.                             B. Năng lượng.  

C. Chế biến thực phẩm.                      D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 17: Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là:

A. Công nghiệp luyện kim.                 B. Công nghiệp dệt.

C. Công nghiệp hóa chất.                   D. Công nghiệp năng lượng.

Câu 18: Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?

A. Dệt may.                B. Thực phẩm.          C. Giày da.      D. Nhựa, thủy tinh.

Câu 19: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm:

A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. 

B. dệt - may, chế biến sữ, sành - sứ - thủy tinh.

C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát. 

D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh.

Câu 20: Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì:

A. Đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.

B. Đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.

D. Sự phân công lao động quốc tế.

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 21 đến câu 24

Cho bảng số liệu: 

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2010

Năm

1950

1970

1990

2010

Sản lượng dầu mỏ (triệu tấn)

523

2.336

3.331

4.904

Sản lượng điện (tỉ Kwh)

238

513

1.223

1.633

(Nguồn: SGK Địa lí 10 - chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2010)

Từ bảng số liệu trả lời từ câu 21 đến câu 24

Câu 21: Từ bảng số liệu trên, để thể hiện sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới thời kì 1950 - 2010. Biểu  đồ thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.            B. Biểu đồ đường.     C. Biểu đồ tròn.          D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 22: Từ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất?

A. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới tăng nhanh và tăng liên tục.

B. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện tăng nhanh.

C. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới đều giảm.

D. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới tăng nhưng không liên tục.

Câu 23: Nếu lấy năm 1950 =100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ của thế giới qua các năm lần lượt là

A. 100%; 186%; 291%; 331%; 376%.            B. 100%; 636%; 746%; 691%; 705%.

C. 100%; 447%; 637%; 2199%; 938%.     D. 100%; 407%; 460%; 621%; 737%.

Câu 24: Từ bảng số liệu trên, nếu lấy 1950 =100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới qua các năm lần lượt là

A. 100%; 106%; 219%; 460%.           B. 100%; 147%; 153%; 460%.

C. 100%; 191%, 219%; 621%.           D. 100%; 216%; 514%; 686%.

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 25 đến câu 33

Cho các hình: 

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

(Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Điểm công nghiệp, Khu công nghiệp, Trung tâm công nghiệp, Vùng công  nghiệp)

 

Từ hình trên, trả lời các câu hỏi từ câu 25 đến câu 33

Câu 25: “Điểm công nghiệp” được hiểu là:

A. Một đặc khu kinh tế.

B. Một điểm dân cư có từ 1 - 2 xí nghiệp công nghiệp.

C. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.

D. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 26: “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là:

A. Điểm công nghiệp.                         B. Trung tâm công nghiệp.    

C. Vùng công nghiệp.                         D. Khu chế xuất.

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không phải của trung tâm công nghiệp?

A. Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

B. Có các xí nghiệp hạt nhân (thể hiện hướng chuyên môn hóa).

C. Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

D. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.

Câu 28: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của

A. vùng công nghiệp.                        B. điểm công nghiệp.

C. trung tâm công nghiệp.                  D. khu công nghiệp tập trung.

Câu 29: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung?

A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.         B. Dân cư được quyền sinh sống.

C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.         D. Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, xuất khẩu.

Câu 30: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là

A. có các xí nghiệp hạt nhân.                                      B. bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

C. không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.               D. có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Câu 31: Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là:

A. Có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị có qui mô vừa và lớn.

B. Có qui mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.

C. Sự kết hợp giữa một xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.

D. Có không gian lãnh thổ rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều trung tâm công nghiệp.

Câu 32: Đối với các nước đang phát triển, các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích:

A. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.

B. sản xuất phục vụ xuất khẩu.

C. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau.

D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kĩ thuật và công nghệ.

Câu 33: Về phương diện qui mô, có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn  như sau : 

A. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp.

C. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp.

Câu 34: Ở nhiều nước, người ta chia dịch vụ thành 3 nhóm:

A. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công.

B. Dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ hành chính công, dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ thể thao du lịch, các hoạt động đoàn thể.

D. Dịch vụ hành chính công, dịch vụ du lịch, dịch vụ bất động sản.

Câu 35: Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là:

A. Oa-sinh-tơn, Luân Đôn, Tô-ki-ô.               B. Niu I-oóc, Luân Đôn, Tô-ki-ô

C. Lôt An-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn.      D. Tô-ki-ô, Oa-sinh-tơn, Niu I- oóc.

Câu 36: Truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến

A. hiệu quả ngành dịch vụ.                                                    

B. nhịp đô phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

C. việc đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

 D. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

Câu 37: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là:

A. Trình độ phát triển kinh tế.                        B. Cơ sở hạ tầng, vật chất.

C. Sự phân bố tài nguyên du lịch.               D. Sự phân bố các điểm dân cư.

Câu 38: Khu vực có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp nhất trên thế giới là:

A. Nam Á.                  B. Đông Phi.               C. Tây Phi.                 D. Tây Á.

Câu 39: Nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải cho đúng, thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển  và phân bố các ngành dịch vụ:

1. Qui mô, cơ cấu dân số 

2. Mức sống và thu nhập thực tế 

3. Trình độ phát triển kinh tế. Năng suất lao động xã hội 

4. Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư

a. sức mua, nhu cầu dịch vụ. 

b. mạng lưới ngành dịch vụ. 

c. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 

d. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

A. 1a; 2c; 3d; 4b.        B. 1a; 2d; 3c; 4b.         C. 1c; 2a; 3d; 4b.       D. 1c; 2d; 3b; 4a.

Câu 40: Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm tỉ trọng trong khoảng:

A. 40% cơ cấu GDP.                          B. 50% cơ cấu GDP. 

C. trên 60% cơ cấu GDP.    D. Tất cả đều sai.

----------------- Hết -----------------

ĐỀ 2:

Câu 1: Khu vực có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp nhất trên thế giới là:

A. Tây Phi.                 B. Tây Á.                    C. Nam Á.                   D. Đông Phi.

Câu 2: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.                             B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.                       D. ASEAN, Canada, Ấn Độ.

Câu 3: Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là:

A. Niu I-oóc, Luân Đôn, Tô-ki-ô                                         B. Oa-sinh-tơn, Luân Đôn, Tô-ki-ô.

C. Lôt An-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn.                              D. Tô-ki-ô, Oa-sinh-tơn, Niu I- oóc.

Câu 4: Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp:

A. Có hàm lượng kĩ thuật cao và mới ra đời gần đây.

B. Phát triển nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu.

C. Có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp.

D. Có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

Câu 5: Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm tỉ trọng trong khoảng:

A. 40% cơ cấu GDP.                                      B. 50% cơ cấu GDP. 

C. trên 60% cơ cấu GDP.                D. Tất cả đều sai.

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 6 đến câu 9

Cho bảng số liệu: 

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2010

Năm

1950

1970

1990

2010

Sản lượng dầu mỏ (triệu tấn)

523

2.336

3.331

4.904

Sản lượng điện (tỉ Kwh)

238

513

1.223

1.633

 (Nguồn: SGK Địa lí 10 - chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2010)

Từ bảng số liệu trả lời từ câu 6 đến câu 9

Câu 6: Từ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất?

A. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới tăng nhanh và tăng liên tục.

B. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện tăng nhanh.

C. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới đều giảm.

D. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới tăng nhưng không liên tục.

Câu 7: Từ bảng số liệu trên, nếu lấy 1950 =100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới qua các năm lần  lượt là

A. 100%; 216%; 514%; 686%. 

B. 100%; 147%; 153%; 460%.

C. 100%; 106%; 219%; 460%. 

D. 100%; 191%, 219%; 621%.

Câu 8: Từ bảng số liệu trên, để thể hiện sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới thời kì 1950 - 2010. Biểu  đồ thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.            B. Biểu đồ đường.     C. Biểu đồ kết hợp.                 D. Biểu đồ tròn.

Câu 9: Nếu lấy năm 1950 =100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ của thế giới qua các năm lần lượt là

A. 100%; 447%; 637%; 2199%; 938%. 

B. 100%; 186%; 291%; 331%; 376%.

C. 100%; 407%; 460%; 621%; 737%. 

D. 100%; 636%; 746%; 691%; 705%.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?

A. Nhựa, thủy tinh.                 B. Giày da.                  C. Thực phẩm.          D. Dệt may.

Câu 11: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là:

A. Sự phân bố tài nguyên du lịch.               B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Cơ sở hạ tầng, vật chất.                             D. Sự phân bố các điểm dân cư.

Câu 12: Nhân tố quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là:

A. Cơ sở hạ tầng.        B. Tài nguyên thiên nhiên. 

C. Vị trí địa lí.            D. Dân cư và nguồn lao động.

Câu 13: Nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải cho đúng, thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ:

1. Qui mô, cơ cấu dân số 

2. Mức sống và thu nhập thực tế 

3. Trình độ phát triển kinh tế. Năng suất lao động xã hội 

4. Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư

a. sức mua, nhu cầu dịch vụ. 

b. mạng lưới ngành dịch vụ. 

c. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 

d. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

A. 1c; 2d; 3b; 4a.        B. 1c; 2a; 3d; 4b.       C. 1a; 2c; 3d; 4b.         D. 1a; 2d; 3c; 4b.

Câu 14: Cách phân loại công nghiệp quan trọng và phổ biến nhất hiện nay là:

A. Công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại.

 B. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến.

C. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. 

D. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn.

Câu 15: Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì:

A. Đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.

B. Sự phân công lao động quốc tế.

C. Đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

D. Phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.

Câu 16: Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đánh giá được 

A. tiềm năng thủy điện của một đất nước.

 B. sản lượng khai thác than của một đất nước.

C. tiềm năng dầu khí của một đất nước. 

D. trình độ phát triển và văn minh của một quốc gia.

Câu 17: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của một nước?

A. Công nghiệp hóa chất.                   B. Công nghiệp cơ khí.

C. Công nghiệp năng lượng.               D. Công nghiệp điện tử - tin học.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp?

A. Sản xuất phân tán trong không gian.

B. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

C. Sản xuất có tính tập trung cao độ.

D. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn.

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 19 đến câu 27

Cho các hình: 

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

(Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Điểm công nghiệp, Khu công nghiệp, Trung tâm công nghiệp, Vùng công nghiệp)

 

 

Từ hình trên, trả lời các câu hỏi từ câu 19 đến câu 27

Câu 19: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của

A. khu công nghiệp tập trung.                                     B. trung tâm công nghiệp.

C. vùng công nghiệp.                                                D. điểm công nghiệp.

Câu 20: Đối với các nước đang phát triển, các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích:

A. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau.

B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kĩ thuật và công nghệ.

C. sản xuất phục vụ xuất khẩu.

D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải của trung tâm công nghiệp?

A. Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

B. Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

C. Có các xí nghiệp hạt nhân (thể hiện hướng chuyên môn hóa).

D. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.

Câu 22: Về phương diện qui mô, có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau : 

A. Khu công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

C. Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

Câu 23: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là

A. không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. 

B. bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

C. có các xí nghiệp hạt nhân. 

D. có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Câu 24: “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là:

A. Trung tâm công nghiệp.                 B. Điểm công nghiệp. 

C. Khu chế xuất.                               D. Vùng công nghiệp.

Câu 25: Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là:

A. Có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị có qui mô vừa và lớn.

B. Có không gian lãnh thổ rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều trung tâm công nghiệp.

C. Sự kết hợp giữa một xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.

D. Có qui mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.

Câu 26: “Điểm công nghiệp” được hiểu là:

A. Một đặc khu kinh tế.

B. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.

C. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.

D. Một điểm dân cư có từ 1 - 2 xí nghiệp công nghiệp.

Câu 27: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung?

A. Dân cư được quyền sinh sống. 

B. Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, xuất khẩu.

C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. 

D. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.

Câu 28: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng:

A. Than đá giảm nhanh để nhường chổ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Nguồn năng lượng mặt trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.

C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

D. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chổ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng  khác.

Câu 29: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm:

A. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát. 

B. dệt - may, chế biến sữ, sành - sứ - thủy tinh.

C. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. 

D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh.

Câu 30: Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp là do:

A. Đối tượng lao động.                      B. Trình độ lao động. 

C. Trình độ sản xuất.                           D. Máy móc, công nghiệp.

Câu 31: Truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến

A. hiệu quả ngành dịch vụ.                            

B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

C. việc đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. 

D. nhịp đô phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

Câu 32: Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là:

A. Công nghiệp hóa chất.                   B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp năng lượng.               D. Công nghiệp dệt.

Câu 33: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là

A. Luyện kim.                         B. Dệt.                        C. Năng lượng.                      D. Cơ khí.

Câu 34: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là:

A. Bắc Phi.                  B. Bắc Mĩ.                   C. Trung Đông.                     D. Mĩ la tinh.

Câu 35: Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kĩ thuật, sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp:

A. Năng lượng.                                   B. Cơ khí, hóa chất. 

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.                         D. Chế biến thực phẩm.

Câu 36: Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị:

A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia.

B. Trình độ lao động và khoa học kỹ thuật của một quốc gia.

C. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.

Câu 37: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện:

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.

D. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến.

Câu 38: Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là:

A. Chính sách .                       B. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

C. Dân cư và lao động.           D. Thị trường.

Câu 39: Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Nhiệt điện.                                                 B. Điện nguyên tử.  

C. Các nguồn năng lượng tự nhiên.                D. Thủy điện.

Câu 40: Ở nhiều nước, người ta chia dịch vụ thành 3 nhóm:

A. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công.

B. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ thể thao du lịch, các hoạt động đoàn thể.

C. Dịch vụ hành chính công, dịch vụ du lịch, dịch vụ bất động sản.

D. Dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ hành chính công, dịch vụ tiêu dùng.

----------------- Hết -----------------

ĐỀ 3

Câu 1: Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì:

A. Phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.

B. Sự phân công lao động quốc tế.

C. Đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

D. Đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.

Câu 2: Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị:

A. Trình độ lao động và khoa học kỹ thuật của một quốc gia.

B. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia.

C. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.

Câu 3: Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Các nguồn năng lượng tự nhiên.               B. Thủy điện.  

C. Nhiệt điện.                                                 D. Điện nguyên tử.

Câu 4: Ở nhiều nước, người ta chia dịch vụ thành 3 nhóm:

A. Dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ hành chính công, dịch vụ tiêu dùng.

B. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ thể thao du lịch, các hoạt động đoàn thể.

C. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công.

D. Dịch vụ hành chính công, dịch vụ du lịch, dịch vụ bất động sản.

Câu 5: Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kĩ thuật, sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp:

A. Năng lượng.                       B. Cơ khí, hóa chất.  

C. Chế biến thực phẩm.          D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 6: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. ASEAN, Canada, Ấn Độ.                                     B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.                 D. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.

Câu 7: Cách phân loại công nghiệp quan trọng và phổ biến nhất hiện nay là:

A. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn.    

 B. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến.

C. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. 

D. Công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại.

Câu 8: Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là:

A. Tô-ki-ô, Oa-sinh-tơn, Niu I- oóc.               B. Oa-sinh-tơn, Luân Đôn, Tô-ki-ô.

C. Lôt An-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn.      D. Niu I-oóc, Luân Đôn, Tô-ki-ô

Câu 9: Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?

A. Dệt may.                B. Nhựa, thủy tinh.                 C. Thực phẩm.                      D. Giày da.

Câu 10: Truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến

A. hiệu quả ngành dịch vụ. 

B. nhịp đô phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

C. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. 

D. việc đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

Câu 11: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng:

A. Nguồn năng lượng mặt trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.

B. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

C. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chổ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng khác.

D. Than đá giảm nhanh để nhường chổ cho dầu mỏ và khí đốt.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp?

A. Sản xuất phân tán trong không gian.

B. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

C. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn.

D. Sản xuất có tính tập trung cao độ.

Câu 13: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm:

A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.                   B. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh.

C. dệt - may, chế biến sữ, sành - sứ - thủy tinh.         D. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát.

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 14 đến câu 22

Cho các hình: 

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

(Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Điểm công nghiệp, Khu công nghiệp, Trung tâm công nghiệp, Vùng công  nghiệp)

Từ hình trên, trả lời các câu hỏi từ câu 14 đến câu 22

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải của trung tâm công nghiệp?

A. Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

B. Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

C. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.

D. Có các xí nghiệp hạt nhân (thể hiện hướng chuyên môn hóa).

Câu 15: “Điểm công nghiệp” được hiểu là:

A. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.

B. Một điểm dân cư có từ 1 - 2 xí nghiệp công nghiệp.

C. Một đặc khu kinh tế.

D. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.

Câu 16: Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là:

A. Có qui mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.

B. Có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị có qui mô vừa và lớn.

C. Sự kết hợp giữa một xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.

D. Có không gian lãnh thổ rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều trung tâm công nghiệp.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung?

A. Dân cư được quyền sinh sống.                            B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.

C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.                     D. Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, xuất khẩu.

Câu 18: Về phương diện qui mô, có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau : 

A. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp.

C. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp.

Câu 19: Đối với các nước đang phát triển, các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích:

A. sản xuất phục vụ xuất khẩu.

B. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau.

C. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.

D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kĩ thuật và công nghệ.

Câu 20: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của

A. khu công nghiệp tập trung.                        B. vùng công nghiệp.

C. điểm công nghiệp.                                      D. trung tâm công nghiệp.

Câu 21: “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là:

A. Điểm công nghiệp.             B. Vùng công nghiệp.            

C. Khu chế xuất.                   D. Trung tâm công nghiệp.

Câu 22: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là

A. bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

B. có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

C. có các xí nghiệp hạt nhân.

D. không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 23 đến câu 26

Cho bảng số liệu: 

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2010

Năm

1950

1970

1990

2010

Sản lượng dầu mỏ (triệu tấn)

523

2.336

3.331

4.904

Sản lượng điện (tỉ Kwh)

238

513

1.223

1.633

(Nguồn: SGK Địa lí 10 - chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2010)

Từ bảng số liệu trả lời từ câu 23 đến câu 26

Câu 23: Từ bảng số liệu trên, để thể hiện sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới thời kì 1950 - 2010. Biểu đồ thích hợp nhất?     

A. Biểu đồ đường.      B. Biểu đồ kết hợp.    C. Biểu đồ cột.            D. Biểu đồ tròn.

Câu 24: Nếu lấy năm 1950 =100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ của thế giới qua các năm lần lượt là

A. 100%; 447%; 637%; 2199%; 938%. 

B. 100%; 407%; 460%; 621%; 737%.

C. 100%; 636%; 746%; 691%; 705%. 

D. 100%; 186%; 291%; 331%; 376%.

Câu 25: Từ bảng số liệu trên, nếu lấy 1950 =100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới qua các năm lần lượt là

A. 100%; 147%; 153%; 460%. 

B. 100%; 106%; 219%; 460%.

C. 100%; 191%, 219%; 621%. 

D. 100%; 216%; 514%; 686%.

Câu 26: Từ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất?

A. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện tăng nhanh.

B. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới tăng nhanh và tăng liên tục.

C. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới tăng nhưng không liên tục.

D. Sản lượng dầu mỏ và sản lượng điện của thế giới đều giảm.

Câu 27: Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp là do:

A. Trình độ sản xuất. 

B. Máy móc, công nghiệp. 

C. Đối tượng lao động. 

D. Trình độ lao động.

Câu 28: Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm tỉ trọng trong khoảng:

A. 40% cơ cấu GDP.                          B. 50% cơ cấu GDP.                         

C. trên 60% cơ cấu GDP.    D. Tất cả đều sai.

Câu 29: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của một nước?

A. Công nghiệp hóa chất.       B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp cơ khí.           D. Công nghiệp điện tử - tin học.

Câu 30: Nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải cho đúng, thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ:

1. Qui mô, cơ cấu dân số 

2. Mức sống và thu nhập thực tế 

3. Trình độ phát triển kinh tế. Năng suất lao động xã hội 

4. Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư

a. sức mua, nhu cầu dịch vụ. 

b. mạng lưới ngành dịch vụ. 

c. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 

d. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

A. 1c; 2a; 3d; 4b.       B. 1c; 2d; 3b; 4a.         C. 1a; 2d; 3c; 4b.         D. 1a; 2c; 3d; 4b.

Câu 31: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện:

A. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến.

B. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

D. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 32: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là:

A. Cơ sở hạ tầng, vật chất.                 B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Sự phân bố các điểm dân cư.         D. Sự phân bố tài nguyên du lịch.

Câu 33: Khu vực có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp nhất trên thế giới là:

A. Đông Phi.               B. Tây Phi.                 C. Tây Á.        D. Nam Á.  

Câu 34: Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là:

A. Thị trường.                                      B. Chính sách .  

C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.         D. Dân cư và lao động.

Câu 35: Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là:

A. Công nghiệp năng lượng.                          B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp dệt.                          D. Công nghiệp hóa chất.

Câu 36: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là:

A. Bắc Mĩ.                  B. Mĩ la tinh.               C. Trung Đông.                     D. Bắc Phi.

Câu 37: Nhân tố quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là:

A. Vị trí địa lí.                                    B. Dân cư và nguồn lao động.  

C. Tài nguyên thiên nhiên.                  D. Cơ sở hạ tầng.

Câu 38: Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp:

A. Có hàm lượng kĩ thuật cao và mới ra đời gần đây.

B. Có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp.

C. Có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

D. Phát triển nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu.

Câu 39: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là

A. Năng lượng.                      B. Cơ khí.                   C. Luyện kim.             D. Dệt.

Câu 40: Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đánh giá được 

A. tiềm năng thủy điện của một đất nước.    

B. trình độ phát triển và văn minh của một quốc gia.

C. sản lượng khai thác than của một đất nước.         

D. tiềm năng dầu khí của một đất nước.

----------------- Hết -----------------

{-- Xem nội dung đầy đủ và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK2 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF