OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

31 Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng thiên nhiên phân hóa theo độ cao và đặc điểm các miền Địa lí 12

18/11/2020 1.27 MB 447 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201118/668845241774_20201118_144123.pdf?r=6992
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng thiên nhiên phân hóa theo độ cao và đặc điểm các miền Địa lí 12 bao gồm 31 câu hỏi trắc nghiệm để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao và đặc điểm các miền địa lí nước ta. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG THEO ĐỘ CAO - ĐẶC ĐIỂM CÁC MIỀN

Câu 1:  Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Cấu trúc địa chất- địa hình phức tạp         B. Các thung lung sông lớn có hướng vòng cung

C. Có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước      D. Vùng duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao

Câu 2:  Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì:

A. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.

B. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn

C. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.

D. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn

Câu 3:  Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam ( ranh giới là dãy Bạch Mã), không phải do sự khác nhau về:

A. Lượng  bức xạ            B. Số giờ nắng.                C. Lượng mưa                 D. Nhiệt độ trung bình.

Câu 4:  Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là:

A. Mùa mưa vào thu đông (từ tháng IX, X – I, II).

B. Mùa mưa vào hè thu (từ tháng V – X).

C. Có một mùa khô sâu sắc.

D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng.

Câu 5:  Đai ôn đới gió mùa trên núi( độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu

A. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC

B. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20oC

C. Mùa hạ nóng (trung bình trên 25oC), mùa đông lạnh dưới 10oC

D. Quanh năm lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 10oC

Câu 6:  Dọc tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ là giới hạn của miền địa lí tự nhiên:

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ .                        B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

C. Miền Nam Trung Bộ.                                         D. Nam Bộ

Câu 7:  Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?

A. Thực vật gồm các loài ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…

B. Quanh năm nhiệt đọ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC

C. Các loài tú có long dày như gấu, sóc, cầy, cáo,…

D. Đất chủ yếu là đát mùn thô

Câu 8:  Đất chủ yếu ở đai cận nhiệt gió mùa trên núi là

A. Đất feralit trên đá vôi.                                         B. Đất xám phù sa cổ.

C. Đất feralit có mùn và đất mùn.                           D. Đất feralit trên đá badan.

Câu 9:  Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.           B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

C. Cận xích đạo gió mùa.                                        D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

Câu 10:  Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

A. Bắc – Nam.                 B. Đông – Tây.                C. Độ cao.                       D. Tây- Đông

Câu 11:  Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào sau đây

A. Miền khí hậu phía Nam.                                     B. Miền khí hậu phía Bắc

C. Miền khí hậu Nam Bộ                                        D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ

Câu 12:  Động vật nào sau đây KHÔNG tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ:

A. Thú lớn (voi, hổ, báo...).                                     B.   Thú có lông dày (gấu, chồn...)

C. Thú có móng vuốt.                                             D. Trăn, rắn, cá sấu...

Câu 13:  Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:

A. Mùa đông lạnh dưới 180C                                  B. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C.

C. Tổng nhiệt độ năm trên 45000C.                        D. Nhiệt độ trung bình dưới 250C

Câu 14:  Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. chủ yếu là đồi núi khá cao; đồng bằng bắc bộ mở rộng

B. gồm 4 cánh cung; đồng bằng bắc bộ mở rộng

C. chủ yếu là đồi núi thấp; đồng bằng bắc bộ mở rộng

D. địa hình ven biển đa dạng

Câu 15:  Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi?

A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

C. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi.

D. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit có mùn.

Câu 16:  Đai cao nào KHÔNG có ở miền núi nước ta:

A. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.                          B. Nhiệt đới gió mùa chân núi.

C. Cận xích đạo gió mùa.                                        D. Ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 17:  Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc vùng :

A. Đông Bắc.                                                           B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.                                                    D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 18:  Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ (m):

A. Miền Bắc dưới 700 – 800, miền Nam lên đến 900 – 1000.

B. Miền Bắc dưới 600 – 700, miền Nam lên đến 900 – 1000.

C. Miền Bắcvà  miền Nam dưới 900 – 1000.

D. Miền Bắc dưới 500 – 600, miền Nam lên đến 600 – 700.

Câu 19:  Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu

A. Xích đạo ẩm                                                        B. Cận nhiệt đới gió mùa 

C. Cận nhiệt đới khô                                               D. Cận xích đạo gió mùa

Câu 20: Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng :

A. Tây Bắc.                                                              B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.                                  D. Bắc Trung Bộ.

Câu 21:  Thiên nhiên vùng núi Đông bắc khác Tây Bắc ở điểm:

A. Mùa Đông bớt lạnh nhưng khô hơn.    

B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.

C. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

D. Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.

Câu 22:  Sự phân hóa theo độ cao của nước ta KHÔNG biểu hiện rõ nhất ở các thành phần tự nhiên nào?

A. Khoáng sản                 B. Sinh vật                       C. Khí hậu.                      D. Thổ nhưỡng

ĐÁP ÁN

1

D

12

B

2

C

13

B

3

C

14

C

4

C

15

D

5

A

16

C

6

A

17

D

7

C

18

B

8

C

19

D

9

A

20

C

10

B

21

D

11

A

22

A

---(Nội dung đề và đáp án từ câu 23-31 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu31 Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng thiên nhiên phân hóa theo độ cao và đặc điểm các miền Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF