Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu tổng hợp tất cả kiến thức lý thuyết trọng tâm của phần 7- Sinh thái học. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng bài, chương và được tổng kết lại bằng những câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi bài giúp các em nhấn sâu vào kiến thức chủ chốt. Hi vọng tài liệu này đem lại nhiều điều bổ ích cho các em.
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
PHẦN 7 : SINH THÁI HỌC
MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG- CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1. Môi trường sống: là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật làm ảnh hưởng đến sự sống, sinh trưởng và phát triển.
Có các loại môi trường:
- Môi trường trên cạn : đất, khí quyển.
- Môi trường nước : nước ngọt,nước mặn, nước lợ,
- Môi trường sinh vật: môi trường sống của SV cộng sinh và kí sinh.
2. Nhân tố sinh thái : là các yếu tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Gồm 2 nhóm nhân tố sinh thái :
- Nhân tố vô sinh : là các nhân tố vật lí, hóa học như : nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…
- Nhân tố hữu sinh : là mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, trong đó nhân tố con người có vai trò quan trọng.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI
1. Giới hạn sinh thái( giới hạn chịu đựng) : là khoảng xác định giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
- Khoảng thuận lợi : là khoảng các nhân tố sinh thái phù hợp đảm bảo sinh vật phát triển tốt nhất.
- Khoảng chống chịu: Là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.
Ví dụ: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái từ 5,60C→ 420C
- Khoảng thuận lợi: 20→ 350C
- Giới hạn dưới: 5,60C.
- Giới hạn trên: 420C.
2. Ổ sinh thái: là khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
Trong một môi trường sống có thể có nhiều ổ sinh thái.
Nơi ở là nơi cư trú của SV.
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
1. Sự thích nghi với ánh sáng:
Ở thực vật: gồm 2 nhóm
- Thực vật ưa sáng : lá xếp xiên, mô giậu phát triển, phiến lá dày.
- Thực vật ưa bóng: lá nằm ngang, ít mô giậu hoặc không có mô giậu, phiến lá mỏng.
Động vật : Có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng nên chúng thích ứng tốt khi điều kiện chiếu sáng thay đổi .
Gồm 2 nhóm
+ Động vật ưa hoạt động ngày.
+ Động vật ưa hoạt động đêm.
=> ánh sáng giúp động vật định hướng, kiếm mồi…
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ:
a. Quy tắc về kích thước cơ thể:
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới.
b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi của cơ thể:
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi nhỏ hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới
Động vật sống ở vùng lạnh có tỉ lệ S/V giảm=> hạn chế sự tỏa nhiệt.
Câu hỏi trắc nghiệm:
1) Người ta chia các nhân tố sinh thái thành:
A. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.
C. Nhóm nhân tố sinh thái của địa quyển, thủy quyển và khí quyển
D. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.
2) Giới hạn dưới của nhân tố sinh thái là:
A. Điều kiện sinh thái tại đó sinh vật phát triển thuận lợi nhất, vượt qua giới hạn dưới sinh vật sẽ chết.
B. Điều kiện sinh thái tại đó sinh vật có thể tồn tại, vượt qua mức giới hạn dưới sinh vật sẽ chết.
C. Giới hạn chịu đựng của sinh vật về 1 loại nhân tố sinh thái nào đó, ngoài giới hạn này sinh vật không thể tồn tại.
D. Cận trên giới hạn chịu đựng về 1 nhân tố sinh thái nào đó.
3) Dựa vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm nào?
A. Cây ưa sáng, cây ưa tối.
B. Cây ưa hạn, cây ưa ẩm.
C. Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng.
D. Cây trung sinh, cây ẩm sinh, cây hạn sinh.
4) Đặc điểm nào sau đây của cây ưa bóng?
A. Thân có vỏ dày, màu nhạt.
B. Lá nằm ngang, phiến lá mỏng, ít mô giậu.
C. Lá xếp xiên, phiến lá dày, nhiều mô giậu.
D. Cường độ quang hợp cao.
5) Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt.
6) Trong rừng mưa nhiệt đới những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa bóng.
C. ưa sáng. D. chịu bóng.
7) Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. được gọi là
A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi
C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái.
8) Nơi ở của các loài là
A. địa điểm cư trú của chúng.
B. địa điểm dinh dưỡng của chúng.
C. địa điểm thích nghi của chúng.
D. địa điểm sinh sản của chúng.
9) Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của tất cả các loài động vật ?
A. Cung cấp nhiệt.
B. Ảnh hưởng đến hoạt động , khả năng sinh trưởng và sinh sản của ĐV.
C. Định hướng di chuyển trong không gian.
D. Tạo điều kiện cho động vật nhận biết.
{--Xem đầy đủ nội dung bấm vào xem online hoặc tải về--}
DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ
HIỆU SUẤT SINH THÁI
I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
1. Phân bố năng lượng trên trái đất:
- Ánh sáng phân bố không đồng đều trên bề mặt trái đất.
- Càng lên cao ánh sáng càng mạnh.
- Mùa hè có ánh sáng mạnh, ngày dài, mùa đông có ánh sáng yếu, ngày ngắn.
- Càng xa xích đạo ánh sáng càng yếu, ngày càng kéo dài.
- Tia sáng có bước sóng dài tạo nhiệt.
- Thực vật chỉ sử dụng ánh sáng nhìn thấy được để quang hợp (0,2-0,5% tổng lượng bức xạ chiếu trên mặt đất).
2. Dòng năng lượng:
- Năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được thực vật hấp thu qua quang hợp tạo thành năng lượng hóa học.
- Năng lượng hóa học truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.
- Sau đó năng trở lại môi trường.
- Do thất thoát qua các bậc dinh dưỡng nên càng lên các bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm.
- Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết dòng năng lương trong quần xã.
II. HIỆU SUẤT SINH THÁI
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
- Chỉ có 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, phần còn lại tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải…
Câu hỏi trắc nghiệm:
1) Chiều dài của chuỗi thức ăn thường ngắn hơn 5 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn.
B. Sinh vật sản xuất đôi khi khó tiêu hóa.
C. Chỉ có 10% năng lượng trong mắt xích có thể biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng tiếp theo.
D. Mùa đông là rất dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp.
2) Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
B. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
C. hiệu số sinh khối trung bình giữa 2 bậc dinh dưỡng liên tiếp.
D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.
3) Quang hợp sử dụng được khoảng bao nhiêu phần trăm tổng lượng bức xạ chiếu trên Trái đất, tổng hợp nên chất hữu cơ ?
A. 0,2% đến 0,3%. B. 0,2% đến 0,4%.
C. 0,2% đến 0,5%. D. 0,2% đến 0,6%.
4) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
A. hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể.
B. các chất thải động vật.
C. các bộ phận rơi rụng của thực vật.
D. các bộ phận rơi rụng ở động vật.
5) Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh ?
A. Khí đốt thiên nhiên. B. Năng lượng gió.
C. Dầu lửa. D. Tài nguyên nước.
6) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào ?
A. Bắt nguồn từ môi trường, được SV sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
B. Bắt nguồn từ môi trường, được SV sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng truyền hết qua các bậc dinh dưỡng
C. Từ SV sản xuất hình thành năng lượng hóa học,sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
D. Bắt nguồn từ môi trường, được SV sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học, sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
7) Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao kế liền, thì trung bình năng lượng mất đi bao nhiêu phần trăm ?
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.
8) Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã chủ yếu phản ánh
A. sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong quần xã.
B. dòng năng lượng trong quần xã.
C. sự phụ thuộc về nguồn dinh dưỡng giữa các loài.
D. mức độ quan hệ giữa các loài.
{--Xem đầy đủ nội dung bấm vào xem online hoặc tải về--}
Trên đây là một đoạn trích của nội dung kiến thức sinh học phần Sinh thái học, các em vui lòng đăng nhập vào hoc247.net để xem chi tiết và tham khảo các tài liệu khác liên quan. Hi vọng tài liệu này đem lại cho các em đầy đủ kiến thức ôn tập phần 7 phục vụ cho kì thi THPT QG sắp tới.
Ngoài ra các em có thể xem thêm các tài liệu sau:
- Tổng hợp kiến thức lý thuyết phần 5- Di truyền học( phần 1)
- Tổng hợp kiến thức lý thuyết phần 5- Di truyền học( phần 2)
- Tổng hợp kiến thức lý thuyết phần 6- Tiến hoá
- ...
Chúc các em ôn tập và thi tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231367 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023954 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)