Mời quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 4 tham khảo bài học Ôn tập về phân số. Bài học được Hoc247 biên soạn với đầy đủ nội dung các kiến thức về phân số cùng với phần hướng dẫn giải bài tập SGK chi tiết, dễ hiểu nhất. Hy vọng với bài học này sẽ giúp các em chuẩn bị bài học thật tốt và ôn tập thật hiệu quả.
Tóm tắt lý thuyết
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
\(\frac{2}{5}\) là phân số chỉ phần đã tô màu của hình nào ?
A. Hình 1 B. Hình 2
C. Hình 3 D. Hình 4
Hướng dẫn giải:
- Quan sát hình vẽ và tìm phân số chỉ số phần tô màu của từng hình.
Cách giải :
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 1 là \(\frac{1}{6}\) ;
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 2 là \(\frac{3}{5}\) ;
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 3 là \(\frac{4}{{10}} = \frac{2}{5}\) ;
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 4 là \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).
Vậy \(\frac{2}{5}\) là phân số chỉ phần đã tô màu của hình 3.
Chọn đáp án C.
Bài 2: Viết tiếp phân số thích hợp vào chỗ chấm
Hướng dẫn giải:
- Quan sát hình vẽ và điền phân số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 3: Rút gọn các phân số
\(\frac{{12}}{{18}};\frac{4}{{40}};\frac{{18}}{{24}};\frac{{20}}{{35}};\frac{{60}}{{12}}\)
Hướng dẫn giải:
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau :
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn .
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
- Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
\(\begin{array}{l}
\frac{{12}}{{18}} = \frac{{12:6}}{{18:6}} = \frac{2}{3};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{4}{{40}} = \frac{{4:4}}{{40:4}} = \frac{1}{{10}};\\
\frac{{18}}{{24}} = \frac{{18:6}}{{24:6}} = \frac{3}{4};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{20}}{{35}} = \frac{{20:5}}{{35:5}} = \frac{4}{7}\\
\frac{{60}}{{12}} = \frac{{60:12}}{{12:12}} = \frac{5}{1} = 5.
\end{array}\)
Bài 4: Quy đồng mẫu số các phân số
a) \(\frac{2}{5}\) và \(\frac{3}{7}\) ; b) \(\frac{4}{{15}}\) và \(\frac{6}{{45}}\) ; c) \(\frac{1}{2};\frac{1}{5}\) và \(\frac{1}{3}\).
Hướng dẫn giải:
Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau :
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
a) Chọn mẫu số chung là 5 × 7 = 35.
Ta có : \(\frac{2}{5} = \frac{{2 \times 7}}{{5 \times 7}} = \frac{{14}}{{35}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{3}{7} = \frac{{3 \times 5}}{{7 \times 5}} = \frac{{15}}{{35}}\)
b) Chọn mẫu số chung là 45.
Ta có : \(\frac{4}{{15}} = \frac{{4 \times 3}}{{15 \times 3}} = \frac{{12}}{{45}}\) ; Giữ nguyên phân số \(\frac{6}{{45}}\).
c) Chọn mẫu số chung là : 2 × 5 × 3 = 30.
\(\begin{array}{l}
\frac{1}{2} = \frac{{1 \times 15}}{{2 \times 15}} = \frac{{15}}{{30}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{1}{5} = \frac{{1 \times 6}}{{5 \times 6}} = \frac{6}{{30}};\\
\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 10}}{{3 \times 10}} = \frac{{10}}{{30}}.
\end{array}\)
Bài 5: Sắp xếp các phân số \(\frac{1}{3};\frac{1}{6};\frac{5}{2};\frac{3}{2}\) theo thứ tự tăng dần.
Hướng dẫn giải:
- So sánh các phân số đã cho rồi sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Nhận xét :
\(\frac{1}{3} < 1;\,\,\,\frac{1}{6} < 1\) và \(\frac{1}{6} < \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)
\(\frac{5}{2} > 1;\,\,\,\frac{3}{2} > 1\) và \(\frac{3}{2} < \frac{5}{2}\)
Do đó \(\frac{1}{6} < \frac{1}{3} < \frac{3}{2} < \frac{5}{2}\)
Vậy các phân số đã cho xếp theo thứ tự tăng dần là : \(\frac{1}{6};\frac{1}{3};\frac{3}{2};\frac{5}{2}\)
Lời kết
Hỏi đáp Ôn tập về phân số
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.