Để giúp các em học sinh lớp 4 chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập kiến thức về các đại lượng một cách dễ dàng hơn. Hoc247 xin giới thiệu đến các em bài học Ôn tập về đại lượng với phần hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK được biên soạn một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ôn tập về đại lượng
Bài 1 trang 170: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1 yến = ... kg 1 tạ = ... yến
1 tạ = ... kg 1 tấn = ... tạ
1 tấn = ... kg 1 tấn = ... yến
Hướng dẫn giải:
Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng :
1 yến = 10kg 1 tạ = 10 yến
1 tạ = 100kg 1 tấn = 10 tạ
1 tấn = 1000kg 1 tấn = 100 yến
Bài 2 trang 171: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 10 yến = ...kg \(\frac{1}{2}\) yến = ... kg
50kg =....yến 1 yến 8kg = ... kg
b) 5 tạ =....yến 1500kg =....tạ
30 yến = ... tạ 7 tạ 20kg =....kg
c) 32 tấn = .....tạ 4000kg = ....tấn
230 tạ = .....tấn 3 tấn 25kg = .....kg
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng.
a) 10 yến = 100kg \(\frac{1}{2}\) yến = 5kg
50kg = 5 yến 1 yến 8kg = 18kg
b) 5 tạ = 50 yến 1500kg = 15 tạ
30 yến = 3 tạ 7 tạ 20kg = 720kg
c) 32 tấn = 320 tạ 4000kg = 4 tấn
230 tạ = 23 tấn 3 tấn 25kg = 3025kg
Bài 3 trang 171: Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm
2kg 7 hg...2700g 60kg 7g .....6007g
5kg 3g....5035g 12 500g.....12kg 500g
Hướng dẫn giải:
- Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau.
+) 2kg7hg = 27hg = 2700g.
Vậy: 2kg7hg = 2700g.
+) 60kg7g = 60 007g. Mà 60 007g > 6007g.
Vậy: 60kg 7g > 6007g.
+) 5kg3g = 5003g. Mà 5003g < 5035g.
Vậy: 5kg3g < 5035g.
+) 12 500g = 12 000g + 500g = 12kg + 500g = 12kg 500g.
Vậy 12 500g = 12kg 500g
Bài 4 trang 171: Một con cá cân nặng 1kg 700g, một bó rau cân nặng 300g. Hỏi cả cá và rau cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
Hướng dẫn giải:
Đổi: 1kg 700g = 1700g
Cân nặng của cả rau và cá = cân nặng của bó rau + cân nặng của con cá.
Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đo là ki-lô-gam, lưu ý rằng 1kg = 1000g.
Bài giải
Đổi: 1kg 700g = 1700g
Cả cá và rau cân nặng số ki-lô-gam là:
1700 + 300 = 2000 (g)
2000g = 2kg
Đáp số: 2kg.
Bài 5 trang 171: Một xe ô tô chở được 32 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50kg. Hỏi chiếc xe đó chở được tất cả bao nhiêu tạ gạo ?
Hướng dẫn giải:
- Cân nặng của 32 bao gạo = cân nặng của 1 bao gạo × 32.
- Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đo là tạ, lưu ý rằng 1 tạ = 100kg
Bài giải
Xe ô tô chở được tất cả số gạo là:
50 x 32 = 1600 (kg)
1600kg = 16 tạ
Đáp số: 16 tạ gạo.
1.2. Ôn tập về đại lượng (tiếp theo)
Bài 1 trang 171: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1 giờ = ...phút 1 năm = ... tháng
1 phút = ...giây 1 thế kỉ = ... năm
1 giờ = ...giây 1 năm không nhuận = ... ngày
1 năm nhuận = ... ngày
Hướng dẫn giải:
1 giờ = 60 phút 1 năm = 12 tháng
1 phút = 60 giây 1 thế kỉ = 100 năm
1 giờ = 3600giây 1 năm không nhuận = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Bài 2 trang 171: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 5 giờ = ... phút 3 giờ 15 phút = ... phút
420 giây = ... phút \(\frac{1}{{12}}\) giờ = ... phút
b) 4 phút = ... giây 3 phút 25 giây = ... giây
2 giờ = ... giây \(\frac{1}{{10}}\) phút = ... giây
c) 5 thế kỉ = ... năm \(\frac{1}{{20}}\) thế kỉ = ... năm
12 thế kỉ = ... năm 2000 năm = ... thế kỉ
Hướng dẫn giải:
a) 5 giờ = 300 phút 3 giờ 15 phút = 195 phút
420 giây = 7 phút \(\frac{1}{{12}}\) giờ = 5 phút
b) 4 phút = 240 giây 3 phút 25 giây = 205 giây
2 giờ = 7200 giây \(\frac{1}{{10}}\) phút = 6 giây
c) 5 thế kỉ = 500 năm \(\frac{1}{{20}}\) thế kỉ = 5 năm
12 thế kỉ = 1200 năm 2000 năm = 20 thế kỉ
Bài 3 trang 172: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
5 giờ 20 phút ... 300 phút \(\frac{1}{3}\) giờ ... 20 phút
495 giây ... 8 phút 15 giây \(\frac{1}{5}\) phút ... \(\frac{1}{3}\) phút
Hướng dẫn giải:
5 giờ 20 phút > 300 phút \(\frac{1}{3}\) giờ = 20 phút
495 giây = 8 phút 15 giây \(\frac{1}{5}\) phút < \(\frac{1}{3}\) phút
Bài 4 trang 172: Bảng dưới đây cho biết một số dạng hoạt động của bạn Hà trong mỗi buổi sáng hàng ngày
Thời gian | Hoạt động |
Từ 6 giờ 10 phút đến 6 giờ 30 phút | Vệ sinh cá nhân và tập thể dục |
Từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ | Ăn sáng |
Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút | Học và chơi ở trường |
a) Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút ?
b) Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu ?
Hướng dẫn giải:
a) Hà ăn sáng trong 20 phút :
(6 giờ 30 phút - 6 giờ 10 phút = 20 phút )
b) Buổi sáng Hà ở trường trong 4 giờ :
(11 giờ 30 phút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ)
Bài 5 trang 172: Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào là dài nhất ?
a) 600 giây ; b) 20 phút ; c) \(\frac{1}{4}\) giờ; d) \(\frac{3}{{10}}\) giờ
Hướng dẫn giải:
Ta có 600 giây = 10 phút; \(\frac{1}{4}\) giờ = 15 phút
\(\frac{3}{{10}}\) giờ = 18 phút
Vì 10 phút < 15 phút < 18 phút < 20 phút
Vậy khoảng thời gian 20 phút là dài nhất.
1.3. Ôn tập về đại lượng (tiếp theo)
Bài 1 trang 172: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1m2 = ... dm2 1km2 = ... m2
1m2 = ... cm2 1dm2 = ... cm2
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào lí thuyết về các đơn vị đo diện tích.
1m2 = 100dm2 1km2 = 1000000m2
1m2 = 10000cm2 1dm2 = 100cm2
Bài 2 trang 172: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 15m2 = ... cm2 \(\frac{1}{{10}}\)m2 = ... dm2
103m2 = ... dm2 \(\frac{1}{{10}}\)dm2 = ... cm2
2110dm2 = ... cm2 \(\frac{1}{{10}}\)m2 = ... cm2
b) 500cm2 = ... dm2 1cm2 = ... dm2
1300dm2 = ... m2 1dm2 = ... m2
60000cm2 = ... m2 1cm2 = ... m2
c) 5m29dm2 = ... dm2 700dm2 = ... m2
8m250cm2 = ... cm2 50000cm2 = ... m2
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng cách đổi một số đơn vị cơ bản :
1m2 = 100dm2 1km2 = 1000000m2
1m2 = 10000cm2 1dm2 = 100cm2
Cách giải :
a) 15m2 = 150000cm2 \(\frac{1}{{10}}\)m2= 10dm2
103m2 = 10300dm2 \(\frac{1}{{10}}\)dm2 = 10cm2
2110dm2 = 211000cm2 \(\frac{1}{{10}}\)m2= 1000cm2
b) 500cm2 = 5dm2 1cm2 = \(\frac{1}{{100}}\)dm2
1300dm2 = 13m2 1dm2 = \(\frac{1}{{100}}\)m2
60000cm2= 6m2 1cm2 = \(\frac{1}{{10000}}\)m2
c) 5m29dm2 = 509dm2 700dm2 = 7m2
8m250cm2 = 80050cm2 50000cm2 = 5m2
Bài 3 trang 173: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm
2m25dm2 ... 25dm2 3m299dm2 ... 4m2
3dm25cm2 ... 305cm2 65m2 ... 6500dm2
Hướng dẫn giải:
- Đổi các sô đo diện tích về cùng đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau.
+) 2m25dm2 = 205dm2 . Mà 205dm2 > 25dm2
Vậy : 2m25dm2 > 25dm2
- +) 3m299dm2 = 399dm2 ; 4m2= 400dm2. Mà 399dm2 < 400dm2
Vậy : 3m2 99dm2 < 4m2
+) 3dm2 5cm2 = 3dm2 + 5cm2 = 300cm2 + 5cm2 = 305cm2
Vậy : 3dm2 5cm2 = 305cm2
+) 65m2 = 6500dm2
Bài 4 trang 173: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 64m và chiều rộng 25m. Trung bình cứ 1m2 ruộng đó thì thu hoạch được \(\frac{1}{2}\)kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?
Hướng dẫn giải:
- Tính diện tích thửa ruộng = chiều dài x chiều rộng.
- Tính số thóc thu hoạc được = số thóc thu hoạc được trên 1m2 ruộng x diện tích thửa ruộng.
- Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đo là tạ, lưu ý 1 tạ = 100kg.
Bài giải
Diện tích thửa ruộng là:
64 x 25 = 1600 (m2)
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng là:
\(\frac{1}{2}\) x 1600 = 800 (kg)
800kg = 8 tạ
Đáp số: 8 tạ thóc.
Hỏi đáp Ôn tập về đại lượng
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.