OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 7.2 trang 107 SBT Toán 9 Tập 2

Bài tập 7.2 tr 107 sách BT Toán lớp 9 Tập 2

Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(R\) và hai dây \(AB,\) \(CD\) bất kì. Gọi \(M\) là điểm chính giữa của cung nhỏ \(AB.\) Gọi \(E\) và \(F\) tương ứng là giao điểm của \(MC,\) \(MD\) với dây \(AB.\) Gọi \(I\) và \(J\) tương ứng là giao điểm của \(DE,\) \(CF\) với đường tròn \((O).\) Chứng minh \(IJ\) song song với \(AB.\)

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Ta sử dụng kiến thức:

+) Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng \(180^\circ\) thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

+) Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

+) Trong một đường tròn, số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

+) Nếu \(C\) là một điểm trên cung \(AB\) thì: \(sđ \overparen{AB}=sđ \overparen{AC}+sđ \overparen{CB}.\)

+) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Xét đường tròn \((O)\) có \(M\) là điểm chính giữa của cung nhỏ \(\overparen{AB}\).

Suy ra \(\overparen{MA}\) = \(\overparen{MB}\)

Lại có: \(\widehat {AEC} = \displaystyle {1 \over 2} (sđ\overparen{AC} +sđ \overparen{MB}\)) (góc có đỉnh ở trong đường tròn)

\(\widehat {CDM} = \displaystyle {1 \over 2} sđ\overparen{MAC}\) (tính chất góc nội tiếp) hay \(\widehat {CDF} = \displaystyle  {1 \over 2} (sđ\overparen{MA} + sđ\overparen{AC})\)\(=\displaystyle {1 \over 2} (sđ\overparen{AC} +sđ \overparen{MB})\)

Suy ra: \(\widehat {AEC} = \widehat {CDF}\)

Ta có: \(\widehat {AEC} + \widehat {{\rm{CEF}}} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

Suy ra: \(\widehat {CDF} + \widehat {{\rm{CEF}}} = 180^\circ \) nên tứ giác \(CDFE\) nội tiếp

\( \Rightarrow \widehat {CDE} = \widehat {CFE}\) (\(2\) góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \(\overparen{CE}\)) hay \(\widehat {CDI} = \widehat {CFE}\)

Trong đường tròn \((O)\) ta có:

\(\widehat {CDI} = \widehat {CJI}\) (\(2\) góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \(\overparen{CAI}\))

Suy ra: \(\widehat {CJI} = \widehat {CFE}\)

\( \Rightarrow IJ // AB\) (vì có cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau)

-- Mod Toán 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 7.2 trang 107 SBT Toán 9 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Bundesliga Cuong

    Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Dây cung MN vuông góc với AB tại I (I nằm giữa A và O). Trên tia NM lấy điểm K nằm ngoài đường tròn ( M nằm giữa N và K), AK cắt đường tròn tại C, CB cắt MN tại D. Chứng minh rằng:

    a/ Tứ giác ACDI nội tiếp đường tròn. Xác định đường kính và tâm của đường tròn đó.

    b/ AB.DI = AC.BD

    c/ AD cắt đường tròn tại E. Từ điểm C kẻ đường thẳng vuông góc với AE cắt EI tại F. Chứng minh ECF là tam giác cân.

    Theo dõi (1) 1 Trả lời
  • Nguyễn Minh Hiếu

    Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và điểm I là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác đó. Các điểm  A’,  B’, C’ lần lượt là giao điểm củ AI, BI, CI với (O). Trên cung AC của (O) không chứa đỉnh B, lấy điểm D bất kì. Gọi E là giao điểm của DC’ với AA’. Gọi F là giao điểm của DA’ với CC’. Chứng minh rằng:

    1. Điểm I là trực tâm của tam giác A’B’C’
    2. Tứ giác DEIF nội tiếp 1 đường tròn
    3. Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF luôn thuộc một đường thẳng cố định.
    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Nguyễn Quỳnh Anh

    Giúp em bào này với ạ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Đỗ Quang Duy

    Cho tam giác ABC có AB < AC, nội tiếp (O) có BC là đường kính. Kẻ đường cao AH của (O)

    a) Cho AB = 6, AC = 8. Tính AH và BH

    b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt tiếp tuyến tại B và C lần lượt tại M và N. CMR: MN = MB + NC và góc MON = 90o

    c) Trên cạnh AC lấy E sao cho AB = AE. Gọi I là trung điểm BE. CMR: M, I, O thẳng hàng

    d) CMR: HI là phân giác của góc AHC

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Quỳnh Anh

    Giúp em bài này với ạ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Đỗ Quang Duy

    Cho tam giác vuông tại A (AB

    a) Chứng minh 4 điểm A,H,C,N thuộc cùng một dường tròn, đường kính AC

    b) Chứng minh BM+CN=BC

    c) Chứng minh M,A,N thẳng hàng

    d) Nối MC cắt ( A;AH) tại P (P≠M). Chứng minh góc PKC = góc AMC

    Theo dõi (1) 3 Trả lời
  • Trần Nguyện

    Cho DBCE cân tại B có đường cao CA. Gọi I là giao điểm của các đường phân giác trong

                của DABC. Biết CI = 6,8 cm ; AB = 5,6 cm                   

    1. Tính gần đúng với 2 chữ số thập phân độ dài BC.     
    2. Tính góc CBE (độ,phút,giây).   
    3. Tính gần đúng với 2 chữ số thập phân độ dài BI.    
    4. Tính gần đúng với 2 chữ số thập phân bán kính đường tròn nội tiếp DABC.     

     

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Vân Phiên Phiên

    Cho tam giác ABC đều nội tiếp (O), H là trung điểm BC, M bất kì thuộc đoạn thẳng Bh (Mkhacs B). Lấy N thuộc đoạn thẳng CA sao cho CN = BM. Gọi I là trung điểm MN

    a, CMR: O,M,H,I thuộc 1 đường tròn

    b, Gọi P là giao điểm của OI và AB. CMR tam giác MNP đều

    c, Xác định vị trí của M để Tam giác IAB có chu vi nhỏ nhất.

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
NONE
OFF