Phần hướng dẫn giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 7 Bài 1 Phương trình bậc nhất một ẩn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Toán 8 Tập 2 Cánh Diều.
-
Hoạt động 1 trang 39 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Trong bài toán nêu ở phần mở đầu, hãy viết:
a) Các biểu thức \(A\left( x \right),\,\,B\left( x \right)\) lần lượt biểu thị (theo \(x\)) tổng khối lượng các hộp xếp ở đĩa cân bên trái, đĩa cân bên phải;
b) Hệ thức thể hiện sự bằng nhau của hai biểu thức trên.
-
Hoạt động 2 trang 40 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Khi \(x = 4\), tính giá trị mỗi vế của phương trình: \(3x + 4 = x + 12\,\,\left( 1 \right)\). So sánh hai giá trị đó?
-
Hoạt động 3 trang 40 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Quan sát phương trình (ẩn \(x\)): \(4x + 12 = 0\), nêu nhận xét về bậc của đa thức ở vế trái của phương trình đó?
-
Luyện tập 1 trang 40 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Nêu hai ví dụ về phương trình bậc nhất ẩn \(x\)?
- VIDEOYOMEDIA
-
Luyện tập 2 trang 40 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Kiểm tra xem \(x = - 3\) có là nghiệm của phương trình bậc nhất \(5x + 15 = 0\) hay không?
-
Hoạt động 4 trang 41 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Nêu quy tắc chuyển vế trong một đẳng thức số?
-
Hoạt động 5 trang 41 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Xét đẳng thức số: \(2 + 3 - 4 = 9 - 10 + 2\). Tính giá trị mỗi vế của đẳng thức đó khi nhân cả hai vế với 5 và so sánh hai giá trị nhận được?
-
Luyện tập 3 trang 42 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Giải các phương trình:
a) \( - 6x - 15 = 0\);
b) \( - \frac{9}{2}x + 21 = 0.\)
-
Luyện tập 4 trang 42 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Giải phương trình: \(2\left( {x - 0,7} \right) - 1,6 = 1,5 - \left( {x + 1,2} \right)\).
-
Bài 1 trang 43 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Kiểm tra xem số nào là nghiệm của phương trình tương ứng sau đây.
a) \(3x + 9 = 0\) với \(x = 3;\,\,x = - 3\).
b) \(2 - 2x = 3x + 1\) với \(x = - \frac{1}{5};\,\,x = \frac{1}{5}\).
-
Bài 2 trang 43 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Tìm chỗ sai trong mỗi lời giải sau và giải lại cho đúng:
a)
\(\begin{array}{*{35}{l}} 5-\left( x+8 \right)=3x+3\left( x-9 \right) \\ \Leftrightarrow 5-x+8=3x+3x-27 \\ \Leftrightarrow 13-x=6x-27 \\ \Leftrightarrow -x-6x=-27+13 \\ \Leftrightarrow -7x=-14 \\ \Leftrightarrow x=\left( -14 \right):\left( -7 \right) \\ \Leftrightarrow x=2 \\ \end{array}\)
Vậy phương trình có nghiệm \(x = 2\).
b)
\(\begin{array}{*{35}{l}} 3x-18+x=12-\left( 5x+3 \right) \\ \Leftrightarrow 4x-18=12-5x-3 \\ \Leftrightarrow 4x+5x=9-18 \\ \Leftrightarrow 9x=-9 \\ \Leftrightarrow x=\left( -9 \right):9 \\ \Leftrightarrow x=-1 \\ \end{array}\)
Vậy phương trình có nghiệm \(x = - 1\).
-
Bài 3 trang 44 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Giải các phương trình sau:
a) \(6x + 4 = 0\);
b) \( - 14x - 28 = 0\);
c) \(\frac{1}{3}x - 5 = 0\);
d) \(3y - 1 = - y + 19\);
e) \( - 2\left( {z + 3} \right) - 5 = z + 4\);
g) \(3\left( {t - 10} \right) = 7\left( {t - 10} \right)\)
-
Bài 4 trang 44 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Giải các phương trình:
a) \(\frac{{5x - 2}}{3} = \frac{{5 - 3x}}{2}\);
b) \(\frac{{10x + 3}}{{12}} = 1 + \frac{{6 + 8x}}{9}\);
c) \(\frac{{7x - 1}}{6} + 2x = \frac{{16 - x}}{5}\).
-
Bài 5 trang 44 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Tìm \(x\), biết tứ giác \(ABCD\) là hình vuông (Hình 2)?
-
Bài 6 trang 44 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Hình tam giác và hình chữ nhật ở Hình 3 có cùng chu vi. Viết phương trình biểu thị sự bằng nhau của chu vi hình tam giác, hình chữ nhật đó và tìm \(x\)?
-
Bài 7 trang 44 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Trong phòng thí nghiệm, chị Loan sử dụng cân Roberval để cân: bên đĩa thứ nhất đặt một quả cân nặng 500 g; bên đĩa thứ hai đặt hai vật cùng cân nặng \(x\) g và ba quả cân nhỏ, mỗi quả cân đó nặng 50 g. Chị Loan thấy cân thăng bằng. Viết phương trình biểu thị sự thăng bằng của cân khi đó?
-
Bài 8 trang 44 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD
Hình 4 mô tả một đài phun nước. Tốc độ ban đầu của nước là 48 ft/s (ft là một đơn vị đo độ dài với 1 ft = 0,3048 m). Tốc độ \(v\) (ft/s) của nước tại thời điểm \(t\) (s) được cho bởi công thức \(v = 48 - 32t\). Tìm thời gian để một giọt nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt độ cao tối đa?