OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 27 trang 89 SBT Toán 8 Tập 2

Giải bài 27 trang 89 SBT Toán 8 Tập 2

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = 16,2cm, BC = 24,3cm,\) \(AC = 32,7cm.\) Tính độ dài các cạnh của tam giác \(A’B’C’\), biết rằng tam giác \(A’B’C’\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) và:

a) \(A’B’\) lớn hơn cạnh \(AB\) là \(10,8cm;\)

b) \(A’B’\) bé hơn cạnh \(AB\) là \(5,4cm.\)

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Sử dụng: Tam giác \(A'B'C'\) đồng dạng với tam giác \(ABC\)  thì \(\displaystyle {{A'B'} \over {AB}} = {{A'C'} \over {AC}} = {{B'C'} \over {BC}} \).

Lời giải chi tiết

a)

Vì \(∆ A’B’C’\) đồng dạng \(∆ ABC \) nên ta có:

\(\displaystyle {{A'B'} \over {AB}} = {{A'C'} \over {AC}} = {{B'C'} \over {BC}}\)

Mà \(AB = 16,2cm; BC = 24,3 cm;\)\(\; AC = 32,7 cm\) và \(A’B’\) lớn hơn cạnh \(AB\) là \(10,8cm\) nên \(A'B' = AB + 10,8 = 16,2 + 10,8 \)\(\,= 27 \;(cm)\)

Ta có \(\displaystyle {{27} \over {16,2}} = {{A'C'} \over {32,7}} = {{B'C'} \over {24,3}}\)

\( \Rightarrow \displaystyle A'C' = {{27.32,7} \over {16,2}} = 54,5\; (cm)\).

\( \Rightarrow \displaystyle B'C' = {{27.24,3} \over {16,2}} = 40,5\; (cm)\).

b)

Vì \( ∆ A’B’C’\) đồng dạng \(∆ ABC \) nên ta có \(\displaystyle {{A'B'} \over {AB}} = {{A'C'} \over {AC}} = {{B'C'} \over {BC}}\)

Mà \( AB = 16,2cm; BC = 24,3 cm;\)\(\; AC = 32,7 cm\) và \(A’B’\) bé hơn cạnh \(AB\) là \(5,4cm\) nên \(A'B' = AB - 5,4 = 16,2 - 5,4 \)\(\,= 10,8\; (cm)\)

Ta có: \(\displaystyle  {{10,8} \over {16,2}} = {{A'C'} \over {32,7}} = {{B'C'} \over {24,3}}\)

\( \Rightarrow \displaystyle  A'C' = \dfrac{{10,8.32,7}}{{16,2}} = 21,8\; (cm)\).

\( \Rightarrow \displaystyle  B'C' =   \dfrac{{10,8.24,3}}{{16,2}} = 16,2\; (cm)\).

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 27 trang 89 SBT Toán 8 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • hành thư

    1. Chu vi của một tam giác bằng 11/13 chu vi của một tam giác khác đồng dạng với nó. Hiệu hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng 1cm. Tính các cạnh đó.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Vũ Khúc

    Cho tam giác ABC cân tại A, trên BC lấy điểm M. Vẽ ME, MF lần lượt vuông góc với AC, AB. Kẻ đường cao CH. Chứng minh: a) Tam giác BFM đồng dạng với tam giác CEM. b) Tam giác BHC đồng dạng với tam giác CEM. c) ME + MF không thay đổi khi M di động trên BC.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    thanh hằng
    Bài 28 (Sách bài tập - tập 2 - trang 90)

    Hình thang ABCD (AB//CD) có CD = 2AB. Gọi E là trung điểm của DC (h.21).

    Chứng minh rằng 3 tam giác ADE, ABE và BEC đồng dạng với nhau từng đôi một. (Chú ý viết các đỉnh của hai tam giác đồng dạng theo thứ tự tương ứng với nhau)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Lê Tín
    Bài 26 (Sách bài tập - tập 2 - trang 89)

    Tam giác ABC có AB = 3cm, BC = 5cm và CA = 7cm. Tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC có cạnh nhỏ nhất là 4,5 cm.

    Tính các cạnh còn lại của tam giác A'B'C' ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Sasu ka
    Bài 25 (Sách bài tập - tập 2 - trang 89)

    Cho hai tam giác A'B'C' và ABC đồng dạng với nhau theo tỉ số k. Chứng minh rằng tỉ số chu vi của hai tam giác cũng bằng k ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF