OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 23 trang 88 SBT Toán 8 Tập 2

Giải bài 23 trang 88 SBT Toán 8 Tập 2

Tam giác vuông ABC có\(\widehat A = 90^\circ \), AB = 12cm, AC = 16cm; đường phân giác góc A cắt BC tại D.

a. Tính BC, BD và CD.

b. Vẽ đường cao AH, tính AH, HD và AD.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Sử dụng:

- Tính chất đường phân giác: Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn tỉ lệ với hai cạnh kề của hai đoạn ấy.

- Định lí Pytago: Trong tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của các cạnh góc vuông.

- Tính chất:  \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow \dfrac{a}{{a + b}} = \dfrac{c}{{c + d}}\)

Lời giải chi tiết

a) Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(ABC\), ta có: 

\(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {12^2} + {16^2} \)\(\,= 400\)

\( \Rightarrow BC = 20 \;(cm)\).

Vì \(AD\) là đường phân giác của \(\widehat {BAC}\) nên ta có:

\(\displaystyle {{DB} \over {DC}} = {{AB} \over {AC}}\) (tính chất đường phân giác của tam giác)

Áp dụng tính chất mở rộng của tỉ lệ thức ta có:

\(\displaystyle {{DB} \over {DC}} = {{AB} \over {AC}}\)

\( \Rightarrow \displaystyle {{DB} \over {DB + DC}} = {{AB} \over {AB + AC}}\)

\( \Rightarrow \displaystyle {{DB} \over {BC}} = {{AB} \over {AB + AC}}\)

\( \Rightarrow \displaystyle  DB = {{BC.AB} \over {AB + AC}} = {{20.12} \over {12 + 16}} \)\(\, \displaystyle = {{60} \over 7}\) (cm)

Vậy \(DC = BC - DB = \displaystyle 20 - {{60} \over 7} = {{80} \over 7}\) (cm)

b) Ta có \(\displaystyle {S_{ABC}} = {1 \over 2}AB.AC = {1 \over 2}AH.BC\)

\( \Rightarrow AB.AC = AH.BC\)

\( \Rightarrow \displaystyle  AH = {{AB.AC} \over {BC}} = {{12.16} \over {20}} = 9,6\)  (cm)

Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(AHB\), ta có:

\(A{B^2} = A{H^2} + H{B^2}\)

\( \Rightarrow  H{B^2} = A{B^2} - A{H^2}\)\(\, = {12^2} - {\left( {9,6} \right)^2} = 51,84 \)

\(\Rightarrow HB = 7,2\;(cm)  \)

Vậy \(\displaystyle  HD = BD - HB = {{60} \over 7} - 7,2 \)\(\,\approx 1,37\; (cm)\)

Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(AHD\), ta có:

\(A{D^2} = A{H^2} + H{D^2} \)\(\,= {\left( {9,6} \right)^2} + {\left( {1,37} \right)^2} \)\(\,= 94,0369\)

\( \Rightarrow  AD ≈ 9,7\; (cm)\).

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 23 trang 88 SBT Toán 8 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Trần Hoàng Mai

    1)cho tam giác ABC AB=6cm ÁC=8cm BC=10cm BDla phân giác của tam giác ABC (D thuộc AC)

    a) Tịnh độ dai DA và DC

    b) ve duong cao AE cua tam giac ABC.CM AB^2=BE.BC

    c)DM AE^2=BE.EC

    d)BD cat AE tai N. Tinh Ne

    2)Cho tam giác ABC,vuông tại A có AB=6cm AC=8cm Gọi AH là đường cao

    a)CM Tam giac ABH dong dang voi tam giac CBA tam giac ABH dong dang voi tam giac CAH

    b)Tinh do dai cac canh BC,AH,BH,CH

    c)Gọi CD là phân giác của góc ACB tính AD,DB Tính tỉ số diện tích của tam giác ACD và CBD

    BAN NAO DI NGANG QUA NHO LAM CHO MINH MAY BAI NAY MINH GUOI NGHIN LOI CAM ON

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • A La

    cho tam giác ABC vuông tại A, AB=12, AC=16, đường cao AH.

    a) chứng minh tam giác HBA và tam giác ABC.

    b) tinh AH,BH,HC.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    minh dương

    Cho ABC là 1 tam giác có AB=3; AC=7. AD là phân giác của góc A cắt BC tại D. Đường thẳng qua D song song với AC cắt AB ở E. Tính độ dài DE.

    mn giúp mình nha

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thụy Mây

    Cho tam giác ABC, có AB = 6, AC = 12, tia phân giác AD (D \(\in\) BC) = 4 cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Lê Tấn Vũ
    Bài 3.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 89)

    Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB = a = 12,5 cm, BC = b = 7,25 cm. Đường phân giác của góc B cắt đường chéo AC tại E, đường phân giác của góc D cắt đường chéo AC tại F (h.bs.3)

    Hãy tính độ dài đường chéo AC, biết EF = m = 3,45 cm

    (Tính chính xác đến hai chữ số thập phân)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF