OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 3: Thu thập và phân loại dữ liệu


HOC247 xin giới thiệu đến các em bài học Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) của chương trình môn Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo, các em sẽ biết cách lập bảng giá trị, vẽ đồ thị của đồ thị hàm số bậc nhất. Các kiến thức này sẽ giúp các em áp dụng để giải quyết các bài toán thực tế. Chúc các em học thật tốt!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hàm số bậc nhất

Khái niệm

 Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b với a, b là các số cho trước và a khác 0.

 

Ví dụ: y = 2x – 3 là hàm số bậc nhất với a = 2 và b = - 3.

y = x + 4 là hàm số bậc nhất với a = 1, b = 4.

 

1.2. Bảng giá trị của hàm số bậc nhất

Để lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b ta lần lượt cho x nhận các giá trị x1; x2; x3; ... (x1; x2; x3; ... tăng dần) và tính các giá trị tương ứng của y rồi ghi vào bảng có dạng như sau:

x

x1

x2

x3

...

y = ax + b

y1

y2

y3

...

 

Chú ý: Trong bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = ax + b, khi giá trị của x tăng dần:

- Nếu a > 0 thì giá trị của y tăng dần.

- Nếu a < 0 thì giá trị của y giảm dần.

 

1.3. Đồ thị của hàm số bậc nhất

Đồ thị hàm số y = ax (a\( \ne \)0, b = 0)

 Đồ thị của hàm số y = ax (a\( \ne \)0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0;0).

 

Cách vẽ

- Bước 1. Xác định một điểm M trên đồ thị khác gốc tọa độ O, chẳng hạn M(1; a)

- Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và M.

 

Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax còn được gọi là đường thẳng y = ax.

 

Đồ thị hàm số y = ax + b (a\( \ne \)0, b\( \ne \)0)

 Đồ thị của hàm số y = ax + b (a\( \ne \)0, b\( \ne \)0) là một đường thẳng:

 - Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b.

 - Song song với đường thẳng y = ax.

 

Cách vẽ:

- Bước 1. Cho x = 0 thì y = b, ta được điểm M(0; b) trên Oy.

Cho y = 0 thì x = \( - \frac{b}{a}\), ta được điểm N(\( - \frac{b}{a}\); 0) trên Ox.

- Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm M và N, ta được đồ thị của hàm số y = ax + b

 

 

Chú ý: Đồ thị của hàm số y = ax + b còn gọi là đường thẳng y = ax + b.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Giá cước điện thoại cố định của một hãng viễn thông bao gồm cước thuê bao là 22000 đồng/tháng và cước gọi là 800 đồng/phút.

a) Lập công thức tính số tiền cước điện thoại y (đồng) phải trả trong tháng khi gọi x phút?

b) Tính số tiền cước điện thoại phải trả khi gọi 75 phút?

 

Hướng dẫn giải

a) Công thức tính số tiền cước điện thoại y (đồng) phải trả trong tháng khi gọi x phút là:

y = 800x + 22 000

b) Số tiền cước điện thoại phải trả khi gọi 75 phút là:

y = 800.75 + 22 000 = 82 000 (đồng)

Vậy số tiền cước điện thoại phải trả khi gọi 75 phút82 000 đồng.

 

Bài 2. Xác định các hệ số của x, hệ số tự do trong mỗi hàm số bậc nhất sau:

a) y = 3x – 4

b) y = − x + 2

c) y=x2

 

Hướng dẫn giải

a) Hệ số của x là 3; hệ số tự do là − 4.

b) Hệ số của x là − 1; hệ số tự do là 2.

c) Hệ số của x12 ; hệ số tự do là 0.

 

Bài 3. Cho hàm số bậc nhất f(x) = x −1. Tính f (1); f(0); f(−2).

 

Hướng dẫn giải

Ta có: f(1) = 1 − 1 = 0; f(0) = 0 − 1 = −1; f(− 2) = − 2 − 1 = − 3.

Vậy f(1) = 0; f(0) = − 1; f(− 2) = − 3.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 3 Chương 5 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài học này, các em sẽ hoàn thành một số mục tiêu mà bài đưa ra như sau: 

- Nhận biết được hàm số bậc nhất.

- Vận dụng hàm số bậc nhất vào giải quyết một số bài toán thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Chương 5 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Chương 5 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 16 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Khám phá 1 trang 16 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Thực hành 1 trang 16 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Vận dụng 1 trang 16 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Khám phá 2 trang 17 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Thực hành 2 trang 17 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Vận dụng 2 trang 6 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Khám phá 3 trang 18 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Thực hành 3 trang 20 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Khám phá 4 trang 20 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Thực hành 4 trang 21 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Vận dụng 3 trang 21 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Bài 1 trang 22 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Bài 2 trang 22 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Bài 3 trang 22 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Bài 4 trang 22 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Bài 5 trang 22 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

Bài 6 trang 22 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - CTST

4. Hỏi đáp Bài 3 Chương 5 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
OFF