OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 1


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 6, HỌC247 đã biên soạn bài ôn tập chương 1. Tài liệu được biên soạn với nội dung đầy đủ, chi tiết giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tập hợp \(\mathbb{N}\) và \({\mathbb{N}^*}\)

Các số 0; 1; 2; 3; … là các số tự nhiên. Người ta kí hiệu tập hợp các số tự nhiên là \(\mathbb{N}\)

     \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;4;5;...} \right\}\).

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là \({\mathbb{N}^*}\)

     \({\mathbb{N}^*} = \left\{ {1;2;3;4;5;...} \right\}\)

1.2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số bởi các điểm cách đều nhau 

Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bằng một điểm trên tia số; điểm biểu diễn số tự nhiên n gọi là điểm n

Nếu số a nhỏ hơn số b ta viết \(a < b\)(a nhỏ hơn b). Ta cũng nói số b lớn hơn số a và viết \(b > a\).

Khi biểu diễn trên tia số nằm ngang có chiều mũi tên đi trái sang phải, nếu \(a < b\)thì điểm a nằm bên trái điểm b.

Ta viết \(a \le b\)để chỉ \(a < b\)hoặc \(a = b\), \(b \ge a\)để chỉ \(b > a\)hoặc \(a = b\).

Mỗi số tự nhiên có một số liền sau cách nó một đơn vị.

* Tính chất bắc cầu : Nếu \(a < b\)và \(b < c\)thì \(a < c\)

1.3. Ghi số tự nhiên

a) Hệ thập phân

Ta đã biết cấu tạo thập phân của một số:

- Kí hiệu \(\overline {ab} \) chỉ số tự nhiên có hai chữ số, chữ số hàng chục là \(a\left( {a \ne 0} \right)\), chữ số hàng đơn vị là b. Ta có:

     \(\overline {ab}  = a \times 10 + b.\)

  Kí hiệu \(\overline {abc} \) chỉ số tự nhiên có ba chữ số, chữ số hàng trăm là \(a\left( {a \ne 0} \right)\), chữ số hàng chục là b, chữ số hàng đơn vị là c. Ta có:

     \(\overline {abc}  = a \times 100 + b \times 10 + c.\)

- Với các số cụ thể thì không viết dẫu gạch ngang ở trên.

b) Hệ La Mã

Cách ghi số La Mã như sau:

Chữ số

I

V

X

Giá trị tương ứng trong hệ thập phân

1

5

10

Bảng chuyển đổi số La Mã sang số trong hệ thập phân tương ứng (từ 1 đến 10)

Số La Mã

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

Giá trị tương ứng trong hệ thập phân

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

1.4. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

a) Phép cộng và phép nhân

Phép cộng (+) và phép nhân \(\left(  \times  \right)\)các số tự nhiên đã được biết đến ở Tiểu học.

Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “\( \times \)” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.

b) Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

- Tính chất giao hoán:

     \(a + b = b + a\)

     \(a.b = b.a\)

- Tính chất kết hợp:

\(\left( {a + b} \right) + c = a + \left( {b + c} \right)\)

\(\left( {a.b} \right).c = a.\left( {b.c} \right)\)

- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

\(a.\left( {b + c} \right) = a.b + a.c\)

- Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:

\(a + 0 = a\)

\(a.1 = a\)

c) Phép trừ và phép chia hết

     Ở Tiểu học ta đã biết cách tìn x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, \(a \ge b\).Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a –b = x và gọc x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.

Tương tự với a, b là các số tự nhiên, \(b \ne 0\), nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.

1.5. Lũy thừa với số mũ số tự nhiên

a) Lũy thừa

Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu \({a^n}\), là tích của n thừa số a.

     \({a^n} = \underbrace {a.a...a}_{}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{(n \ne 0)}\end{array}\)

Ta đọc là “a  n” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.

Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.

Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau được gọi là phép nâng lên lũy thừa.

Đặc biệt, \({a^2}\)còn được gọi là a bình phương hay bình phương của a và \({a^3}\)còn được đọc là a lập phương hay lập phương của a.

Quy ước: \({a^1} = a\)

b) Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Khi nhân lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

     \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)

c) Chia hai lũy thừa cùng cơ số

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.

            \({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\left( {a \ne 0;m \ge n} \right)}\end{array}\)

Quy ước: \({a^0} = 1\left( {a \ne 0} \right).\)

1.6. Thứ tự thực hiện phép tính

Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

     + Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

     Nếu biểu thức có các dấu ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thwujc hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

1.7. Chia hết và chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b khác 0. Ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho

a = b. q + r, trong đó \(0 \le r < b\). Ta gọi q và r lần lượt là thương và số dư trong phép chia a cho b.

- Nếu r = 0 tức a = b . q, ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a\( \vdots \)b và ta có phép chia hết a : b = q.

- Nếu \(r \ne 0\), ta nói a không hết cho b, kí hiệu a  b và ta có phép chia có dư.

1.8. Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9

Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 (tức là số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

1.9. Số nguyên tố. Hợp số

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước.

1.10. Ước chung, ước chung lớn nhất, bôi chung, bội chung nhỏ nhất

a) Ước chung

- Một số được gọi là ước chung của hai hay nhiều số nếu nó là ước của tất cả các số đó.

- Tập hợp các ước chung của hai số a và b kí hiệu là ƯC(a, b).

     x\( \in \) ƯC(a, b) nếu a\( \vdots \)x và b\( \vdots \)x.

- Tương tự, tập hợp các ước chung của a, b, c kí hiệu là ƯC(a, b, c).

     x\( \in \)ƯC(a, b, c) nếu a\( \vdots \)x, b\( \vdots \)x và c\( \vdots \)x

b) Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.

Kí hiệu ước chung lớn nhất của a và b là ƯCLN(a,b)

Tương tự, ước chung lớn nhất của a, b và c là ƯCLN(a,b, c)

c) Một số được gọi là bội chung của hai hay nhiều số nếu nó là bội của tất cả các số đó.

•  Kí hiệu tập hợp các bội chung của a và b là BC(a,b).

•  Tương tự, tập hợp các bội chung của a, b, c kí hiệu là BC(a, b, c).

d) Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của số đó.

Kí hiệu bội chung nhỏ nhất của a và b là BCNN(a,b).

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Tính một cách hợp lí:

a) 250. 1 476. 4;

b) 189. 509-189. 409.

HƯớng dẫn giải

a)

250. 1 476. 4 = 250.4.1 476

                      = 1 000. 1 476

                      = 1 476 000.

b)

   189. 509-189. 409

= 189(509-409)

= 189. 100

= 18 900.

Câu 2: So sánh

a) 35 216 098 và 8 935 789.

b) 69 098 327 và 69 098 357.

Hướng dẫn giải

a) 35 216 098 > 8 935 789 vì 35 216 098  có nhiều chữ số hơn.

b) 69 098 327 < 69 098 357 vì chữ số hàng chục của hai số: 2 < 5

Câu 3: Tìm tất cả các số có hai chữ số là ước chung của a và b, biết rằng ƯCLN(a,b)=80.

Hướng dẫn giải

Ước của 80 có 2 chữ số là: 10; 16;20;40;80.

Vì ước chung của a và b đều là ước của ƯCLN(a, b) = 80 nên tất cả các số có hai chữ số là ước chung của a và b là: 10, 16, 20, 40, 80.

Câu 4: Tính giá trị của biểu thức: \(4^3:8.3^2- 5^2+9\)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(4^3:8.3^2- 5^2+9\)

= 64 : 8 . 9 – 25 + 9 

= 8 . 9 – 25 + 9 

= 72 – 25 + 9 

= 47 + 9

= 56. 

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập Chương 1 Toán 6 CD

Qua bài giảng này giúp các em:

- Hệ thống và ôn tập lại nhưng nội dung đã học

- Áp dụng vào giải  các bài tập SGK

3.1. Bài tập trắc nghiệm

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Cánh diều Chương 1 Bài tập cuối chương 1 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Cánh diều Chương 1 Bài tập cuối chương 1 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1

Giải bài 1 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 2 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 3 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 4 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 5 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 6 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 7 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 8 trang 60 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 128 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 129 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 130 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 131 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 132 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 133 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 134 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 135 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 136 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 137 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 138 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 139 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 140 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Hỏi đáp Ôn tập Chương 1 Toán 6 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 6 HỌC247

NONE
OFF