Giải bài 6 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Dọc theo hai bên của một con đường dài 1 500m, các cột điện được dựng cách nhau 75 m (bắt đầu dựng từ đầu đường). Để tăng cường ánh sáng, người ta dựng lại các cột điện ở cả hai bên con đường (cũng bắt đầu dựng từ đầu đường) sao cho ở mỗi bên đường các cột điện chỉ còn cách nhau 50m. Họ tận dụng những cột điện cũ không phải dời đi. Hãy tính tổng chi phí cần thiết để hoàn thành dựng cột điện mới cho con đường, biết chi phí dựng một cột điện mới là 4 triệu đồng.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
- Cứ 2 cột điện thì có một khoảng trống 50 m.
- Số cột điện bằng số khoảng trống cộng thêm 1.
- Tính số cột điện đã dựng ở cả 2 bên đường.
- Tính số cột điện cần dựng thêm.
- Tính tổng chi phí để dựng các cột điện.
Lời giải chi tiết
Người ta dựng cột điện dọc theo hai bên của một con đường nên ta tính số cột điện cần phải dựng thêm mới trong một bên trước, sau đó nhân đôi lên, ta được tổng tất cả số cột điện mới cần dựng trên cả con đường.
Do số cột điện cũ dựng ở một bên đường được bắt đầu dựng từ đầu đường tới hết con đường và các cột điện được dựng cách nhau 75 m nên vị trí dựng các cột điện này là bội của 75 và không quá 1500.
Mà các bội của 75 và không quá 1500 là: 0; 75; 150; 225; 300; 375; 450; 525; 600; 675; 750; 825; 900; 975; 1050; 1125; 1200; 1275; 1350; 1425; 1500.
Do đó ta có 21 cột điện cũ được dựng một bên đường (thứ tự từ cột 1 đến cột 21 tương ứng với các vị trí đặt cột từ vị trí 0 m đến 1500 m).
Để tăng cường ánh sáng, người ta dựng lại các cột điện cũng bắt đầu từ đầu đường, cách nhau 50 m và tận dụng lại các cột cũ không phải dời đi, có nghĩa các vị trí cột cũ không phải dời đi là các bội chung của 50; 75 và không quá 1500.
Ta có: 50 = 2 . 25 = 2 . 52; 75 = 3 . 25 = 3 . 52
Suy ra BCNN(50, 75) = 2 . 3 . 52 = 150.
Do đó ta có các bội chung của 50; 75 và không quá 1500 là bội của BCNN(50,75) = 150 và không quá 1500, đó là: 0; 150; 300; 450; 600; 750; 900; 1050; 1200; 1350; 1500.
Nên ta có 11 cột cũ được giữ lại tận dụng, tương ứng với thứ tự các cột điện cũ ở một bên là cột 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21.
Mà khoảng cách giữa các cột cũ là đều nhau và bằng 150 m và có 10 khoảng cách cần dựng thêm cột điện mới.
Cho nên ta cần dựng thêm 2 cột điện mới ở vị trí cộng thêm 50 m và 100 m trong từng khoảng cách giữa hai cột cũ được giữ lại.
Do đó, ở một bên đường, ta cần dựng thêm: 2 . 10 = 20 (cột điện mới)
Suy ra ở cả hai bên đường, ta cần dựng thêm số cột điện mới là:
20 . 2 = 40 (cột điện mới)
Tổng chi phí cần thiết để hoàn thành dựng cột điện mới cho con đường là:
4 000 000 . 40 = 160 000 000 (đồng)
Vậy tổng chi phí cần thiết để hoàn thành dựng cột điện mới cho con đường là 160 triệu đồng.
-- Mod Toán 6 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài 4 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 5 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 7 trang 59 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 8 trang 60 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 128 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 129 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 130 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 131 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 132 trang 37 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 133 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 134 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 135 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 136 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 137 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
Giải bài 138 trang 38 SBT Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD
-
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{5}{{14}} + \frac{3}{8} - \frac{1}{2}\)
bởi Hy Vũ 21/02/2022
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{5}{{14}} + \frac{3}{8} - \frac{1}{2}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{2}{5} + \frac{3}{8} - \frac{7}{{20}}\)
bởi Thùy Trang 21/02/2022
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{2}{5} + \frac{3}{8} - \frac{7}{{20}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{5}{9} + \frac{7}{{12}} - \frac{3}{4}\)
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 21/02/2022
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{5}{9} + \frac{7}{{12}} - \frac{3}{4}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{{64}}{{156}}\)
bởi Ngoc Son 20/02/2022
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{{64}}{{156}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{{51}}{{150}}\)
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 21/02/2022
Rút gọn phân số cho sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): \(\frac{{51}}{{150}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời