OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 1.12 trang 20 SBT Hình học 11

Giải bài 1.12 tr 21 SBT Hình học 11

Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm I(1;2), M(−2;3), đường thẳng d có phương trình 3x−y+9 = 0 và đường tròn (C) có phương trình: x2+y2+2x−6y+6 = 0. Hãy xác định tọa độ của điểm M′, phương trình của đường thẳng d′ và đường tròn (C′) theo thứ tự là ảnh của M, d và (C) qua

a) Phép đối xứng qua gốc tọa độ;

b) Phép đối xứng qua tâm I.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Gọi M′, d′ và (C′) theo thứ tự là ảnh của M, d và (C) qua phép đối xứng qua O. Dùng biểu thức tọa độ của phép đối xứng qua gốc tọa độ

Ta được : M′(2;−3)

Phương trình của d′: 3(−x)−(−y)+9 = 0 ⇔ 3x−y−9 = 0

Phương trình của đường tròn (C′): (−x)2+(−y)2+2(−x)−6(−y)+6 = 0 ⇔ (C′): x2+y2−2x+6y+6 = 0

b) Gọi M′, d′ và C′ theo thứ tự là ảnh của M, d và C qua phép đối xứng qua I.

Vì I là trung điểm của MM′ nên M′(4;1)

Vì d′ song song với d nên d′ có phương trình 3x−y+C = 0. Lấy một điểm trên d, chẳng hạn N(0;9). Khi đó ảnh của N qua phép đối xứng qua tâm I là N′(2;−5). Vì N′ thuộc d nên ta có 3.2−(−5)+C = 0. Từ đó suy ra C = −11.

Vậy phương trình của d′ là 3x−y−11 = 0.

Để tìm (C′), trước hết ta để ý rằng (C) là đường tròn tâm J(−1;3), bán kính bằng 2. Ảnh của J qua phép đối xứng qua tâm I là J′(3;1). Do đó (C′) là đường tròn tâm J′ bán kính bằng 2. Phương trình của (C′) là (x−3)2+(y−1)2 = 4.

-- Mod Toán 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1.12 trang 20 SBT Hình học 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF