Phần hướng dẫn giải bài tập Toán 10 Chương 1 Bài 2 Tập hợp sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Đại số 10 Cơ bản và Nâng cao.
-
Bài tập 1 trang 13 SGK Đại số 10
a) Cho A = {\(x \in \mathbb{N}\)|x < 20 và x chia hết cho 3}. Hãy liệt kê các phân tử của tập hợp A.
b) Cho tập hợp \(B = \left \{ 2, 6, 12, 20, 30 \right \}\). Hãy xác định B bằng cách chỉ ra một tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.
c) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp các học sinh lớp em cao dưới 1m65.
-
Bài tập 2 trang 13 SGK Đại số 10
Trong hai tập hợp A và B dưới đây, tập hợp nào là con của tập hợp còn lại ? Hai tập hợp A và B có bằng nhau không?
a) A là tập hợp các hình vuông
B là tập hợp các hình thoi.
b) A = {n ∈ N|n là một ước chung của 24 và 30}
B = { n ∈ N|n là một ước của 6}.
-
Bài tập 3 trang 13 SGK Đại số 10
Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau
a) A = {a, b};
b) B = {0, 1, 2}.
-
Bài tập 1.19 trang 11 SBT Toán 10
Kí hiệu T là tập hợp các học sinh của trường, 10A là tập hợp các học sinh lớp 10A của trường. Biết rằng An là một học sinh của lớp 10A. Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề đúng?
a) An ∈ T;
b) An ⊂ 10A;
c) An ∈ 10A;
d) 10A ∈ T;
e) 10A ⊂ T.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 1.20 trang 11 SBT Toán 10
Tìm một tích chất đặc trưng cho các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) \(A = \left\{ {\frac{1}{2};\frac{1}{6};\frac{1}{{12}};\frac{1}{{20}};\frac{1}{{30}}} \right\}\)
b) \(A = \left\{ {\frac{2}{3};\frac{3}{8};\frac{4}{{15}};\frac{5}{{24}};\frac{6}{{35}}} \right\}\)
-
Bài tập 1.21 trang 11 SBT Toán 10
Liệt kê các phần tử của tập hợp
a) \(A = \{ 3k - 1|k \in Z, - 5 \le k \le 3\} \)
b) \(B = \left\{ {x \in Z|\left| x \right| < 10} \right\}\)
c) \(C = \left\{ {x \in Z,3 < \left| x \right| \le \frac{{19}}{2}} \right\}\)
-
Bài tập 1.22 trang 11 SBT Toán 10
1. Tìm tất cả các tập hợp con của các tập hợp sau:
a) A = {a}
b) B = {a, b}
c) ∅
2. Tập hợp A có bao nhiêu tập hợp con, nếu
a) A có 1 phần tử?
b) A có 2 phần tử?
c) A có 3 phần tử?
-
Bài tập 1.23 trang 12 SBT Toán 10
Cho hai tập hợp :
A = {3k + 1| k ∈ Z}
B = {6m + 4| m ∈ Z}
Chứng tỏ rằng B ⊂ A
-
Bài tập 22 trang 20 SGK Toán 10 NC
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của nó:
a) A = {x ∈ R | (2x -x2)(2x2- 3x – 2)= 0};
b) B = {n ∈ N* | 3 < n2 < 30}.
-
Bài tập 23 trang 20 SGK Toán 10 NC
Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ rõ các tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó:
a) A = {2, 3, 5, 7}
b) B = {- 3, - 2, - 1, 0, 1, 2, 3}
c) C = {- 5, 0, 5, 10, 15}
-
Bài tập 24 trang 21 SGK Toán 10 NC
Xét xem hai tập hợp sau có bằng nhau không:
A = {x ∈ R | (x – 1)(x – 2)(x - 3) = 0} và B = {5; 3; 1}
-
Bài tập 25 trang 21 SGK Toán 10 NC
Giả sử A = {2; 4; 6}, B = {2; 6}; C = {4; 6} và D = {4; 6; 8}. Hãy xác định xem tập nào là tập con của tập nào
-
Bài tập 26 trang 21 SGK Toán 10 NC
Cho A là tập hợp các học sinh lớp 10 đang học ở trường em và B là tập hợp các học sinh đang học môn Tiếng Anh của trường em. Hãy mô tả các tập hợp sau:
-
Bài tập 27 trang 21 SGK Toán 10 NC
Gọi A, B, C, D, E và F lần lượt là tập hợp các tứ giác lồi, tập hợp các hình thang, tập hợp các hình bình hành, tập hợp các hình chữ nhật, tập hợp các hình thoi và tập hợp các hình vuông. Hỏi tập nào là con của tập nào? Hãy diễn đạt bằng lời tập hợp D ∩ E.
-
Bài tập 28 trang 21 SGK Toán 10 NC
Cho A = {1; 3; 5}, B = {1; 2; 3}. Tìm hai tập hợp (A \ B) ∪ (B\ A) và (A ∪ B) \ (A ∩ B). Hai tập hợp nhận được là bằng nhau hay khác nhau?
-
Bài tập 29 trang 21 SGK Toán 10 NC
Điền dấu “x” vào ô thích hợp:
a) ∀x ∈ R, x ∈ {2;1;5;4} ⇒ x ∈ {2;5} Đúng Sai
b) ∀x ∈ R, x ∈ {2;1;5;4} ⇒ x ∈ {2;6} Đúng Sai
c) ∀x ∈ R, - 1,2 ≤ x < 2,3 ⇒ - 1 ≤ x ≤ 3 Đúng Sai
d) ∀x ∈ R, - 4,3 < x ≤ - 3,2 ⇒ - 5 ≤ x ≤ - 3 Đúng Sai
-
Bài tập 30 trang 21 SGK Toán 10 NC
Cho đoạn A = [-5; 1] và khoảng B = (-3; 2). Tìm A ∪ B và A ∩ B.
-
Bài tập 31 trang 21 SGK Toán 10 NC
Xác định hai tập hợp A và B biết rằng:
A \ B = {1; 5; 7; 8}, B \ A = {2; 10} và A ∩ B = {3; 6; 9}.
-
Bài tập 32 trang 21 SGK Toán 10 NC
Cho A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 9}, B = {0; 2; 4; 6; 8; 9} và C = {3; 4; 5; 6; 7}. Hãy tìm A ∩ (B \ C) và (A ∩ B) \ C. Hai tập hợp nhận được là bằng nhau hay khác nhau
-
Bài tập 33 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho A và B là hai tập hợp. Dùng biểu đồ Ven để kiểm nghiệm rằng:
a) (A\B) ⊂ A;
b) A ∩ (B\ A) = Ø;
c) A ∪ (B\A) = A ∪ B.
-
Bài tập 34 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho A là tập hợp các số tự nhiên chẵn không lớn hơn 10, B = {n ∈ N | n ≤ 6} và C = {n ∈ N| 4 < n < 10}. Hãy tìm:
a) A ∩ (B∪C);
b) (A \ B) ∪ (A \ C) ∪ (B \ C).
-
Bài tập 35 trang 22 SGK Toán 10 NC
Trong các cách viết sau đây cách viết nào đúng, cách viết nào sai:
a) a ⊂ {a; b} Đúng Sai
b) {a} ⊂ {a; b} Đúng Sai
-
Bài tập 36 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho tập hợp A = {a; b; c; d}. Liệt kê tất cả các tập con của A có:
a) Ba phần tử;
b) Hai phần tử;
c) Không quá một phần tử.
-
Bài tập 37 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho A = [a; a + 2] và B = [b; b + 1]. Các số a, b cần thoả mãn điều kiện gì để A ∩ B ≠ Ø.
-
Bài tập 38 trang 22 SGK Toán 10 NC
Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào sai?
(A) Q ∩ R = Q;
(B) N* ∩ R = N*.
(C) X ∪ Q = Q.
(D) N ∪ N* = Z.
-
Bài tập 39 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho hai nửa khoảng A = (-1; 0] và B = [0; 1). Hãy tìm A ∪ B, A ∩ B và CRA.
-
Bài tập 40 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho A = {n ∈ Z| n = 2k, k ∈ Z}, B là tập hợp các số nguyên có số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8; C = {n ∈ Z | n = 2k - 2, k ∈ Z} và D = {n ∈ Z | n = 3k + 1, k ∈ Z}. Chứng minh rằng A = B, A = C và A ≠ D.
-
Bài tập 41 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho hai nửa khoảng A = (0; 2], B = [1; 4). Ttìm CR (A ∪ B) và CR (A ∩ B).
-
Bài tập 42 trang 22 SGK Toán 10 NC
Cho A = {a; b; c}; B = {b; c; d}, c = {b; c; e}. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
(A) A ∪ (B∩C) = (A∪B) ∩ C.
(B) A ∪ (B∩C) = (A∪B) ∩ (A∪C).
(C) (A∪B) ∩ C = (A∪B) ∩ (A∪C)
(D) (A∩B) ∪ C = (A∪B) ∩ C.