OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 10 Cánh Diều Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn


Nội dung bài giảng Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn môn Toán lớp 10 chương trình Cánh Diều, đã được HOC247 biên soạn và tổng hợp lý thuyết cần nhớ, các bài tập minh hoạ có hướng dẫn giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung bài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

+) Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là một hệ gồm hai hay nhiều bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

+) Cặp số \(({x_0};{y_0})\) là nghiệm của một hệ BPT bậc nhất hai ẩn khi \(({x_0};{y_0})\) đồng thời là nghiệm của tất cả các BPT trong hệ đó.

Ví dụ 1:

\(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y > 10\\x - y \le 7\end{array} \right.\);\(\left\{ \begin{array}{l}x + 3y \le 5\\x - 2y > 7\\2x > 3\end{array} \right.\)

Ví dụ 2: cặp số \((7;0)\) là một nghiệm của hệ BPT \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y > 10\\x - y \le 7\end{array} \right.\)

1.2. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ

Biểu diễn miền nghiệm của một hệ BPT bậc nhất hai ẩn:

Bước 1: Trên cùng một mặt phẳng tọa độ, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình của hệ bằng cách gạch bỏ phần không thuộc miền nghiệm của nó.

Bước 2: Phần không bị gạch là miền nghiệm của hệ BPT.

Ví dụ: Biểu diễn miễn nghiệm của hệ bất phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}
2x + y \le 4\\
x + y \le 3\\
x \ge 0\\
y \ge 0
\end{array} \right.\)

Giải

Vẽ các đường thẳng: \({d_1}:2x + y = 4;{d_2}:x + y = 3\); \({d_3}:x = 0\) là trục tung; \({d_4}:y = 0\) là trục hoành.

Gạch đi các phần không thuộc miễn nghiệm của mỗi bất phương trình.

Miễn nghiệm của hệ bất phương trình là tứ giác OABC kể cả miễn trong (còn gọi là miễn tứ giác OABC) với O(0; 0), A(0 ; 3), B(1; 2), C(2; 0).

1.3. Áp dụng vào bài toán thực tiễn

Cho hệ BPT bậc nhất hai ẩn x, y có miền nghiệm là miền đa giác \({A_1}{A_2}...{A_n}\).

Khi đó: Giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) của biể thức \(T(x;y) = mx + ny\), với \((x;y)\) là tọa độ các điểm thuộc miền đa giác \({A_1}{A_2}...{A_n}\), đạt được tại một trong các đỉnh của đa giác đó.

Ví dụ: Trong năm nay, một cửa hàng điện lạnh dự định kinh doanh hai loại máy điều hoà điều hoà hai chiều và điều hoà một chiều với số vốn ban đầu không vượt quá 1,2 tỷ đồng.

 

Điều hòa hai chiều

Điều hòa một chiều

Giá mua vào

20 triệu đồng/1 máy

10 triệu đồng/1 máy

Lợi nhuận dự kiến

3,5 triệu đồng/1 máy

2 triệu đồng/1 máy

Cửa hàng ước tính rằng tổng nhu cầu của thị trường sẽ không vượt quá 100 máy cả hai loại. Nếu là chủ cửa hàng thì em cần đầu tư kinh doanh mỗi loại bao nhiêu máy đề lợi nhuận thu được là lớn nhất?

Giải

Giả sử cửa hàng cần nhập số máy điều hoà hai chiều là x và số máy điều hoà một chiều là y. Khi đó ta có \(x \ge 0,y \ge 0\).

Vì nhu cầu của thị trường không quá 100 máy nên \(x{\rm{ }} + {\rm{ }}y{\rm{ }} \le 100.\)

Số tiên để nhập hai loại máy điều hoà với số lượng như trên là: 20x + 10y (triệu đồng).

Số tiền tối đa để đầu tư cho hai loại máy là 1,2 tỉ đồng, nên ta có \(20x + 10y \le 1200\) hay \(2x + y \le 120\)

Từ đó ta thu được hệ bất phương trình bậc nhất hai ần sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}
x \ge 0\\
y \ge 0\\
x + y \le 100\\
2x + y \le 120
\end{array} \right.\) 

Lợi nhuận thu được khi bán x máy điều hoà hai chiều và y máy điều hoà một chiều là F(x;y) = 3,5x + 2y.

Ta cần tìm giá trị lớn nhất của F(x, y) khi (x, y) thoả mãn hệ bắt phương trình trên.

Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình trên. Miền nghiệm là miền tứ giác OABC với toạ độ các đỉnh O(0:0), A(0;100), B(20;80) và C(60;0) 

Tính giá trị của biểu thức F tại các đỉnh của tứ giác này: F (0;0) = 0, F (0;100) = 200, F (20,80) = 230, F (60;0) = 210.

 So sánh các giá trị thu được của F ở Bước 2, ta được giá trị lớn nhất cần tìm là F (20:80) = 230.

Vậy cửa hàng cần đầu tư kinh doanh 20 máy điều hoà hai chiều và 80 máy điều hoà một chiều để lợi nhuận thu được là lớn nhất.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Chỉ ra một nghiệm của hệ bất phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y > 0\\x - 3y < 6\\x - y \ge  - 4\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải

Thay x=1; y=1 vào 3 bất phương trình ta được:

\(2.1 + 1 > 0\) (Đúng)

\(1 - 3.1 < 6\) (Đúng)

\(1 - 1 \ge  - 4\) (Đúng)

Vậy (1;1) là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Câu 2: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}3x - y >  - 3\\ - 2x + 3y < 6\\2x + y >  - 4\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải

Vẽ đường thẳng \(3x - y =  - 3\) (nét đứt)

Thay tọa độ O vào \(3x - y >  - 3\) ta được \(3.0 - 0 >  - 3\) (Đúng)

Gạch đi phần không chứa O

Vẽ đường thẳng \( - 2x + 3y = 6\) (nét đứt)

Thay tọa độ O vào \( - 2x + 3y < 6\) ta được \( - 2.0 + 3.0 < 6\) (Đúng)

Gạch đi phần không chứa O

Vẽ đường thẳng \(2x + y =  - 4\)(nét đứt)

Thay tọa độ O vào \(2x + y >  - 4\) ta được \(2.0 + 0 >  - 4\) (Đúng)

Gạch đi phần không chứa O

Miền nghiệm của hệ là phần không bị gạch chéo:

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Chương 2 Toán 10 CD

Qua bài giảng trên, giúp các em học sinh:

- Hiểu được khái niệm BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn; tập nghiệm của BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn.

- Biết xác định miền nghiệm của BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn.

- Áp dụng được vào bài toán thực tế.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 2 Chương 2 Toán 10 CD

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 10 Cánh Diều Chương 2 Bài 2 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Chương 2 Toán 10 CD

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều Chương 2 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi khởi động trang 25 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Hoạt động 1 trang 25 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 1 trang 25 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Hoạt động 2 trang 26 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 2 trang 27 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 1 trang 29 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 2 trang 29 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 3 trang 29 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 4 trang 29 SGK Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 10 trang 29 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 11 trang 29 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 12 trang 29 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 13 trang 30 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 14 trang 30 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 15 trang 30 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 16 trang 30 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 17 trang 30 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 18 trang 31 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 19 trang 31 SBT Toán 10 Cánh diều tập 1 - CD

Hỏi đáp Bài 2 Chương 2 Toán 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 10 HỌC247

NONE
OFF