OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 4 trang 108 SBT Sinh học 12

Giải bài 4 tr 108 sách BT Sinh lớp 12

Hiện tượng trôi dạt lục địa là gì? Hiện tượng này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của sinh giới?

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4

  • Lớp vỏ Trái Đất nguyên thuỷ bao gồm nhiều phiến kiến tạo đông rắn lại trên bề mặt lớp dung nham nóng chảy. Vì lớp dung nham luôn chuyển động nên các phiến cũng di chuyến làm cho vi trí hình dạng các lục địa có nhiều lần thay đổi gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa.
  • Hình vẽ dưới đây cho thấy chiều hướng biến đổi của các lục địa từ đầu đại Trung sinh cho đến nay:

  • Từ một khối lục địa nguyên thuỷ có sự nứt vỡ tạo thành 2 khối lục địa Bắc (Laurasia) và Nam (Gondwana). Đến đầu đại Tân sinh, lục địa Bắc tách khối Bắc Mĩ (N. America) khỏi khối Á Âu (Eurasia) và khối lục địa Nam tách rời thành các khối Nam Mĩ (South America), châu Phi (Africa), châu Nam Cực (Antartica), châu Đại Dương (Australia), đảo Madagascar và tiểu lục địa An Độ (India).
  • Trong đại Tân sinh, các lục địa vẫn tiếp tục di chuyển : Bắc Mĩ nối liền với Nam Mĩ, Đại Tây Dương mở rộng ra tách biệt khối Tân thế giới khỏi Cựu thế giới. Châu Nam cực tiến về phía Nam trong khi châu Đại dương và Ấn Độ di chuyển lên phía BắC. Đến cuối kỉ Đệ tam, sự va chạm của khối lục địa Ấn Độ và khối lục địa Á, Âu tạo nên dãy núi Himalaya trong đó có đỉnh Everest cao nhất thế giới hiện nay.
  • Sự trôi dạt lục địa gây nên động đất, sóng thần, núi lửa, hình thành các dãy núi trên đất liền hoặc các đảo đại dương... làm biến đổi địa chất và khí hậu trên quy mô lớn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh giới, tạo nên những thời điểm lịch sử làm tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là sự bùng nổ hàng loạt các loài mới lấp đầy những khoảng trống sinh thái, tạo nên diện mạo mới cho Trái Đất qua các thời kì.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 4 trang 108 SBT Sinh học 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF