Giải bài 2 tr 200 sách GK Sinh lớp 12
Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ.
Gợi ý trả lời Bài 2
- Phân biệt phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.
- Phần vật chất trao đổi và tuần hoàn: Là thành phần các chất khi đi qua quần xã sinh vật ít bị thất thoát, phần lớn được hoàn lại cho chu trình tiếp theo.
- Phần vật chất trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình: Là thành phần các chất tham gia vào chu trình lắng đọng có nguồn dự trữ từ trái đất, sau khi đi qua quần xã sinh vật thì phần lớn chúng tách ra khỏi chu trình và đi vào các chất lắng đọng.
- Ví dụ:
- Trong chu trình nitơ:
- Phần vật chất trao đổi và tuần hoàn: là phần nitơ được luân chuyển qua lưới thức ăn, từ sinh vật sản xuất chuyển lên sinh vật tiêu thụ ở bậc cao hơn và tiếp tục đi vào chu trình mới. Như: Nitơ được lấy từ các sinh vật phân giải (như vi khuẩn, nấm,...) phân giải xác sinh vật, biến prôtêin trong xác sinh vật thành các hợp chất đạm amôn, nitrit và nitrat; một số vi khuẩn sống trong môi trường, cộng sinh trong rễ cây họ Đậu, hoặc vi khuẩn lam cộng sinh trong lá cây bèo dậu,... cố định nitơ trong đất và nước thành các dạng đạm. Khi sinh vật chết, prôtêin xác sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường. Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động cùa một số vi khuẩn phân nitrat, các vi khuẩn này phân giải đạm trong đất, nước,... và giải phóng nitơ vào trong không khí.
- Phần vật chất trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình: là phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong các trầm tích sâu của môi trường đất, nước...
- Trong chu trình nitơ:
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 200 SGK Sinh 12
Bài tập 3 trang 200 SGK Sinh 12
Bài tập 4 trang 200 SGK Sinh 12
Bài tập 5 trang 200 SGK Sinh 12
Bài tập 6 trang 200 SGK Sinh 12
Bài tập 3 trang 254 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 254 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 151 SBT Sinh học 12
Bài tập 10 trang 152 SBT Sinh học 12
Bài tập 11 trang 152 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 154 SBT Sinh học 12
-
Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
bởi Xuan Xuan 31/01/2022
1. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
2. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.
3. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
4. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ bắt gặp các hệ sinh thái nào?
bởi Nguyễn Minh Minh 29/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Yếu tố nào không tuần hoàn trong hệ sinh thái?
bởi Thùy Trang 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICROTheo dõi (0) 1 Trả lời
-
Bộ phận của sinh vật khó hoàn lại các chất cho chu trình sinh địa hóa của sinh quyển là gì?
bởi Xuan Xuan 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Trong chu trình sinh địa hóa nhóm nào tuần hoàn?
bởi Đan Nguyên 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Hình ảnh dưới đây mô tả điều gì?
bởi Thanh Thanh 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
I. Rừng địa trung hải → Thảo nguyên → Rừng rụng lá ôn đới.
II. Hoang mạc → Rừng mưa nhiệt đới → Savan.
III. Hoang mạc → Savan → Rừng mưa nhiệt đới.
IV. Thảo nguyên → Sa mạc → Rừng rụng lá ôn đới.
Số phương án đúng là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hình dưới đây mô tả chu trình nitơ trong tự nhiên.
bởi Mai Bảo Khánh 28/01/2022
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi đất có độ pH thấp (pH axit) và thiếu oxi thì quá trình 6 dễ xảy ra.
II. Quá trình 4 có sự tham gia của các vi khuẩn phân giải.
III. Quá trình 1 là kết quả của mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và thực vật.
IV. Quá trình 5 có sự tham gia của vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn nitrat hóa
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điền các quá trình chuyển hóa nitơ được ký hiệu từ 1 đến 6 trong sơ đồ sau:
bởi Phung Thuy 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, tên của các thành phần A, B, C và D lần lượt là gì?
bởi hai trieu 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời