OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu


Trong bài học này các em được tìm hiểu về hệ tuần hòan ở động vật thông qua: cấu tạochức năng của hệ tuần hoàn. Biết được một số dạng hệ tuần hoàn xuất hiện trong giới động vật chứng minh cho sự tiến hóa của hệ tuần hoàn qua từng giai đoạn phát triển của giới động vật.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1.1.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

  • Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

  • Hệ thống mạch máu:

    • Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào  

    • Mao mạch: Dẫn máu từ động mạch với tĩnh mạch

    • Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

1.1.2. Chức năng của hệ tuần hoàn

  • Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động
  • Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài

→ Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

1.2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

  • Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
  • Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:

các dạng hệ tuần hoàn

1.2.1. Hệ tuần hoàn hở

  • Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.
  • Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm
  • Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)

Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở

1.2.2. Hệ tuần hoàn kín

  • Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh
  • Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống
  • Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:

Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm so sánh

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Lớp Cá

Lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú

Cấu tạo của tim

Tim 2 ngăn

Tim ba ngăn  hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn

Chỉ có 1 một vòng tuần hoàn,

Có 2 vòng tuần hoàn,vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Máu đi nuôi cơ thể

Đỏ thẩm

Máu pha hoặc máu đỏ tươi

Tốc độ của máu trong động mạch  

Máu chảy với áp lực tế bào

Máu chảy với áp lực cao.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

Gợi ý trả lời:

Ví dụ 2:

Chỉ ra chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật?

Gợi ý trả lời:

  • Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
  • Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.
  • Từ tuần hoàn đơn (tim 3 ngăn với một vòng tuần hoàn) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn → tim bốn ngăn máu không pha trộn).

Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 18 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
  • Nêu được đặc điểm của mỗi dạng hệ tuần hoàn thích nghi với các nhóm động vật.
  • Trình bày được chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
    • B. Qua thành mao mạch.
    • C. Qua thành động mạch và mao mạch.
    • D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
    • A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
    • B. Các loài cá sụn và cá xương.
    • C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
    • D. Động vật đơn bào.
    • A. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
    • B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
    • C. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.
    • D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 80 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 80 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 80 SGK Sinh học 11

Bài tập 7 trang 30 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 31 SBT Sinh học 11

Bài tập 5 trang 35 SBT Sinh học 11

Bài tập 10 trang 39 SBT Sinh học 11

Bài tập 12 trang 40 SBT Sinh học 11

Bài tập 2 trang 74 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 74 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 74 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 1 trang 74 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 1 trang 89 SGK Sinh học 11 NC

4. Hỏi đáp Bài 18 Chương 1 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

ZUNIA9
OFF