OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 7 trang 30 SBT Sinh học 11

Giải bài 7 tr 30 sách BT Sinh lớp 11

  • Dựa vào hình dưới đây, so sánh sự khác nhau giữa tuần hoàn hở và tuần hoàn kín. Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bắt đầu từ tim).
  • Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết bài 7

a) Sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:

Hệ tuần hoàn hở:

  • Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
  • Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.
  • Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).
  • Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ: hêmôxianin).

Hệ tuần hoàn kín:

  • Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.
  • Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
  • Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
  • Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ: hêmôglôbin).

b) Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bất đầu từ tim)

  • Hệ tuần hoàn hở: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang máu. Ở đây, máu trộn lẫn với dịch mô để tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, sau đó trở về tim và lại được tim bơm đi.
  • Hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

c) Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở:

Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 7 trang 30 SBT Sinh học 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF