OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào


Xin giới thiệu đến các em bài giảng Ôn tập Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào môn Sinh học lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu các vấn đề: Thành phần hóa học của tế bào... Cũng như các phương pháp học tập... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước

a. Học thuyết tế bào

Nội dung chính của học thuyết tế bào hiện đại là:

(1) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hoá và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.

(2) Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cơ bản cấu tạo nên tất cả các sinh vật.

(3) Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia của các tế bào có trước.

b. Các nguyên tố hóa học trong tế bào

Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố vi lượng và đa lượng. Nguyên tố đa lượng chiếm tỉ lệ lớn, giữ vai trò cấu trúc nên mọi phân tử trong tế bào Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động sống của tế bào.

Hình 4.1. Tỉ lệ các nguyên tố hóa học trong cơ thể người

Hình 4.2. Các nguyên tử carbon có thể liên kết với nhau theo nhiều cách tạo nên các hợp chất hữu cơ có cấu trúc và chức năng rất khác nhau

c. Nước và vai trò của nước đối với sự sống

Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Do đặc tính phân cực nên nước có các tính chất vật lí, hóa học quan trọng quy định vai trò của nước với tế bào như: là thành phần chính cấu tạo nên tế bào, dung môi hòa tan các chất cần thiết cho tế bào, nguyên liệu và môi trường của các phản ứng chuyển hóa vật chất trong tế bào. Không có nước sẽ không có sự sống.

1.2. Các phân tử sinh học

Bài 5: Các phân tử sinh học

Khái niệm: Các phân tử sinh học chính bao gồm carbohydrate, pr Các phân tử sinh học chính gồm lipid, protein và các nucleic acid. 

- Carbohydrat - chất đường bột: Carbohydrate được cấu tạo từ các nguyên tử C, H và O theo tỉ lệ 1: 2:1 và công thức tổng quát là Cn(H2O)m bao gồm các loại đường đơn, đường đôi và đường đa với chức năng chính là dự trữ năng lượng và cấu trúc nên các phân tử sinh học khác nhau.

- Lipid và chất béo: Lipid là những phân tử kị nước có cấu trúc và chức năng rất đa dạng. Các loại lipid chủ yếu là triglycerid, phospholipid, steroid, carotenoid và một số loại vitamin như A, E, D, K. Chức năng chủ yếu của lipid là dự trữ năng lượng dài hạn và cấu trúc nên màng tế bào và các bộ phận khác của tế bào.

- Protein - chất đạm: 

+ Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là amino acid.

+ Tính đa dạng và đặc thù của protein được quy định bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các amino acid và các bậc cấu trúc của nó. Cấu hình không gian ba chiều của protein quy định chức năng của chúng.

+ Protein có rất nhiều chức năng như cấu trúc, vận chuyển, xúc tác, miễn dịch, truyền tin

- Nucleic acid

+ DNA được cấu tạo bởi hai chuỗi polynucleotide liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen (A=T, G=C).

+ Mỗi nucleotide được cấu tạo từ ba thành phần: base (gồm 4 loại A, T, G, C), đường deoxyribose và gốc phosphat.

+ Chức năng của DNA là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Ribonucleic acid - RNA

+ RNA có cấu trúc chủ yếu từ một chuỗi polynucleotide. Mỗi nucleotide được cấu tạo từ base, đường ribose và nhóm phosphat. Có bốn loại base là A, U, G và C.

+ Chức năng của RNA rất đa dạng: làm khuôn để tổng hợp protein, vận chuyển amino acid, cấu tạo nên ribosome, điều hòa hoạt động gene, xúc tác cho một số loại phản ứng hóa học.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1.

Phát biểu nào dưới đây là sai ?

A. Nhóm chức là một tổ hợp các nguyên tử có đặc tính hoá học như nhau bất kể được gắn ở vị trí nào trên khung carbon

B. Mỡ có chứa nhóm chức carboxyl(-COOH) làm cho nó có tính kị nước

C. Phân tử glucose tan được trong nước vì chứa nhóm (-OH)

D. Nhóm chức quyết định kiểu phản ứng/ liên kết hoá học của phân tử hữu cơ

Phương pháp giải:

Mỡ được cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với ba phân tử acid béo. Không bao gồm nhóm chức carboxyl (-COOH).

Lời giải chi tiết:

Mỡ được cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với ba phân tử acid béo. Không bao gồm nhóm chức carboxyl (-COOH).

=> Chọn đáp án B.

Bài tập 2.

Tại sao vào những ngày nắng nóng và có độ ẩm trong không khí cao chúng ta lại cảm thấy oi nóng, khó chịu?

Phương pháp giải:

Hiểu được độ ẩm không khí là một đại lượng chỉ hàm lượng hơi nước có trong không khí và từ đó giải thích được hiện tượng

Lời giải chi tiết:

Vào những ngày nắng nóng và có độ ẩm cao khiến cho nước ở bề mặt trái đất không thể bốc hơi được. Lúc này, mồ hôi trên cơ thể người cũng khó khô đi. Khi ấy, cơ thể ta cảm thấy oi bức ngột ngạt khó chịu. 

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Liệt kê được một số nguyên tố hóa học chính có trong tế bào (C, H, D, N, S, P).

- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật Ií, hóa học, sinh học của nước từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.

- Nếu được khái niệm phân tử sinh học.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 15 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 15 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 15 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 15 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 15 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 16 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 16 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8 trang 16 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 9 trang 16 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10 trang 16 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11 trang 16 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 12 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 18 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 20 trang 17 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Ôn tập Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào Sinh học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF