Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Phân bào Bài 18: Giảm phân giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 80 SGK Sinh học 10
Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I?
-
Bài tập 2 trang 80 SGK Sinh học 10
Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
-
Bài tập 3 trang 80 SGK Sinh học 10
Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân?
-
Bài tập 4 trang 80 SGK Sinh học 10
Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 11 trang 111 SBT Sinh học 10
Hãy nêu các sự kiện xảy ra trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao tử và giải thích tại sao mỗi sự kiện đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy?
-
Bài tập 12 trang 112 SBT Sinh học 10
Quan sát sơ đồ sau đây:
a) Chú thích vào hình A và B là gì?
b) Tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình đó?
-
Bài tập 13 trang 113 SBT Sinh học 10
Trong các hình thức phân bào sinh vật, người ta dùng các thuật ngữ trực phân, gián phân, phân bào có tơ không sao, phân bào có tơ có sao. Hãy giải thích các thuật ngữ trên? Cho biết tế bào tương ứng với các hình thức đó?
-
Bài tập 14 trang 114 SBT Sinh học 10
Tế bào của một cơ thể có 2n = 14 NST. Hãy cho biết:
a) Số NST ở kì sau của nguyên phân
b) Số NST ở kì sau của giảm phân I
c) Số NST ở kì sau của giảm phân II
d) Số crômatit ở kì giữa của nguyên phân
e) Số crômatit ở kì giữa của giảm phân II
f) Số NST ở ki cuối giảm phân II
g) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân
Cho rằng quá trình phân bào xảy ra bình thường và sự phân chia tế bào chất xảy ra ở kì cuối.
-
Bài tập 15 trang 115 SBT Sinh học 10
a) Tại sao nói diễn biến của giảm phân II giống với nguyên phân?
b) Nêu ý nghĩa sinh học của giảm phân II?
-
Bài tập 16 trang 115 SBT Sinh học 10
Bằng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào, người ta đã thu được một cây lúa từ một hạt phấn có n = 12 NST.
a) Hãy cho biết số lượng NST trong các tế bào rễ, thân và lá của cây lúa đó?
b) Người ta tiến hành nuôi cấy 10 hạt phấn và thu được 10 cây lúa. Các cây lúa này sẽ giống nhau hay khác nhau? Nêu các đặc điểm cơ bản giống nhau và khác nhau giữa chúng?
-
Bài tập 17 trang 116 SBT Sinh học 10
Một tế bào sinh dục của gà 2n = 78 NST, mỗi NST đơn trong từng cặp NST khác nhau, khi giảm phân không có trao đổi đoạn. Tế bào này nguyên phân 5 đợt ở giai đoạn sinh sản, rồi lớn lên về kích thước, sau đó trải qua giảm phân để tạo ra tinh trùng bình thường.
a) Ở giai đoạn sinh sản môi trường đã cung cấp nguyên liệu cho nguyên phân tương đương với bao nhiêu NST đơn mới?
b) Ở giai đoạn chín (giảm phân) cần phải cung cấp thêm nguyên liệu cho nguyên phân tương đương với bao nhiêu NST đơn mới?
-
Bài tập 18 trang 116 SBT Sinh học 10
5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp nhiều đợt với số lần bằng nhau, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 930 NST đơn. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu để tạo ra 960 NST đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử là 2,5% và đã hình thành nên 16 hợp tử.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai?
c) Xác định giới tính của cơ thể?
-
Bài tập 21 trang 124 SBT Sinh học 10
Giảm phân II tương tự nguyên phân ở chỗ
A. Các nhiễm sắc tử tách nhau ra trong kì sau.
B. ADN nhân đôi trước khi phân bào.
C. Các NST tương đồng tiếp hợp với nhau.
D. Số NST giảm đi một nửa.
-
Bài tập 9 trang 118 SBT Sinh học 10
Nêu những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
-
Bài tập 10 trang 118 SBT Sinh học 10
Tại sao quá trình giảm phân tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST?
-
Bài tập 11 trang 118 SBT Sinh học 10
Quan sát các hình sau, rồi sắp xếp các hình theo trật tự của quá trình giảm phân.
-
Bài tập 12 trang 118 SBT Sinh học 10
Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh (tinh bào bậc 1) giảm phân. Hãy xác định số NST kép, số cặp NST tương đồng (không tính đến cặp NST giới tính, số NST đơn và số tâm động trong tế bào ở từng kì?
-
Bài tập 13 trang 118 SBT Sinh học 10
Giả sử tế bào sinh dưỡng của một loài có 3 cặp NST tương đồng được kí hiệu là AaBbDd. Em hãy viết kí hiệu của bộ NST trong tế bào ở các kì trong phân bào giảm nhiễm (kì trung gian, kì giữa I, kì cuối I, kì giữa II và kì cuối II). Biết không có hiện tượng đột biến và trao đổi chéo?
-
Bài tập 15 trang 119 SBT Sinh học 10
Tế bào sinh dưỡng ở cây cà chua có 24 NST. Hãy xác định số NST kép, số cặp NST tương đồng, số NST đơn trong mỗi kì của giảm phân?
-
Bài tập 16 trang 119 SBT Sinh học 10
Quan sát hình sau đây để xác định tế bào (ở châu chấu) đang ở giai đoạn nào của quá trình giảm phân? Tại sao lại xác định được như vậy?
-
Bài tập 7 trang 121 SBT Sinh học 10
Các kiểu phân bào khác nhau đều có chung đặc điểm:
A. Thu nhận tín hiệu, nhân đôi vật chất di truyền, đóng xoắn NST; phân đôi NST về 2 phía và phân chia tế bào chất.
B. Tổng hợp Prôtêin, sợi thoi phân bào, phân chia đều vật chất di truyền.
C. Trải qua các kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
D. Luôn mang tính chu kì, sinh trưởng rồi lại phân chia.
-
Bài tập 8 trang 121 SBT Sinh học 10
Trong cơ thể đa bào, một tế bào nào đó phân chia liên tục, không theo cơ chế điều hoà phân bào sẽ dẫn đến
A. Cơ thể cao hơn, khoẻ mạnh.
B. Tạo khối u, gây bệnh ung thư.
C. Cơ thể béo phì
D. Cơ thể sinh trưởng, phát triển không cân đối.
-
Bài tập 16 trang 123 SBT Sinh học 10
Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các cặp NST kép ở giảm phân I không phân li?
A. Tạo ra giao tử 2n NST.
B. Tạo ra giao tử bất thường.
C. Tạo ra giao tử có 2n NST và các NST khác nhau về nguồn gốc.
D. Tạo ra giao tử có bộ NST giống như ở tế bào mẹ ban đầu.
-
Bài tập 17 trang 123 SBT Sinh học 10
Giai đoạn chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân là
A. kì cuối I. B. kì sau I.
C. kì giữa I. D. kì đầu I.
-
Bài tập 18 trang 123 SBT Sinh học 10
Nếu không có trao đổi chéo, sau khi giảm phân, từ một tế bào có các cặp NST là AaBbDd có thể tạo ra mấy loại giao tử?
A. 2 loại giao tử.
B. 4 loại giao tử.
C. 6 loại giao tử.
D. 8 loại giao tử.
-
Bài tập 19 trang 123 SBT Sinh học 10
Các NST ở kì giữa của giảm phân II khác với các NST ở kì giữa của nguyên phân là:
A. mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử.
B. các nhiễm sắc tử định hướng trên mặt phẳng xích đạo.
C. các nhiễm sắc tử giống hệt nhau về mặt di truyền.
D. các nhiễm sắc tử khác nhau về mặt di truyền.
-
Bài tập 20 trang 123 SBT Sinh học 10
Nếu phức tiếp hợp không xảy ra vào kì đầu của giảm phân I thì điều gì sẽ xảy ra
A. Các giao tử được hình thành sẽ có số NST bất thường.
B. Các giao tử được tạo thành có bộ NST là 2n.
C. Các giao tử được hình thành có các NST bị trao đổi đoạn.
D. Các giao tử được hình thành sẽ có số NST bình thường.
-
Bài tập 22 trang 124 SBT Sinh học 10
Nếu hàm lượng ADN trong một tế bào trong pha G1 trong chu kì tế bào là x thì hàm lượng ADN của chính tế bào đó ở kì giữa của giảm phân I là
A. x. B. 2x
C. 4x. D. 0,5x.
-
Bài tập 24 trang 124 SBT Sinh học 10
Trong mô đang phân bào, có một tế bào có lượng ADN bằng một nửa các tế bào khác. Tế bào đó phải ở
A. Kì đầu. B. Kì sau.
C. Pha G1. D. Pha G2.
-
Bài tập 25 trang 124 SBT Sinh học 10
Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST có 2 Crômatit. Tế bào ấy đang ở:
A. Kì đầu của giảm phân II.
B. Kì đầu của nguyên phân.
C. Kì cuối của giảm phân II.
D. Kì đầu của giảm phân I.
-
Bài tập 29 trang 126 SBT Sinh học 10
Theo dõi sự phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta đếm được trong một tế bào có 7 NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo củâ thoi phân bào. Biết rằng quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II, bộ NST 2n =14.
B. Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I, bộ NST 2n = 14.
C. Tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân, bộ NST 2n = 14.
D. Tế bào đang ở kì giữa cua giảm phân I, bộ NST 2n = 28.
-
Bài tập 1 trang 103 SGK Sinh học 10 NC
Lập bảng so sánh giữa giảm phân và nguyên phân?
-
Bài tập 2 trang 103 SGK Sinh học 10 NC
Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các nhiễm sắc thể?
-
Bài tập 3 trang 103 SGK Sinh học 10 NC
Nêu ý nghĩa của giảm phân?
-
Bài tập 4 trang 104 SGK Sinh học 10 NC
Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân, xác định số nhiễm sắc thể kép, số cặp nhiễm sắc thể tương đồng (không tính đến cặp nhiễm sắc thể giới tính), số nhiễm sắc thể đơn và số tâm động trong tế bào ở từng kì?
-
Bài tập 5 trang 104 SGK Sinh học 10 NC
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
a) Kì trung gian
b) Kì đầu lần phân bào I
c) Kì giữa lần phân bào I
d) Kì đầu lần phân bào II