OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Bài 19: Giảm phân


Trong bài này các em được tìm hiểu diễn biến chính của nhiễm sắc thể qua các kì phân bào của quá trình giảm phân, các em hiểu bản chất của quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân đối với thực tiễn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giảm phân

Khác với nguyên phân, giảm phân là quá trình phân bào chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng), kết quả của giảm phân là tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thế của tế bào mẹ ban đầu.

  • Với cơ thể lưỡng bội (2n), tế bào sinh dục giảm phân bình thường thì sẽ tạo ra giao tử có bộ NST đơn bội n 
  • Với trường hợp cơ thể đa bội (4n) giảm phân binh thường sẽ tạo ra giao tử có bộ NST (2n ) 
  • Với cơ thể đa bội lẻ thường bất thụ và không tạo ra giao tử.

1.2. Diễn biến quá trình giảm phân

Kì trung gian I:  ADN nhân đôi ở pha S, pha G2 tế bào chuẩn bị các chất cần thiết cho quá trình phân bào. Kết thúc kì trung gian tế bào có bộ NST 2n kép.

Giảm phân 1

Hình minh họa

Kì đầu 1

  • NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.
  • Các cặp NST thể kép trong cặp tương đồng bắt cặp theo chiều dọc, tiếp hợp với nhau và trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit không cùng chị em.
  • Cuối kì đầu hai NST kép tách nhau ra.
  • Màng nhân và nhân con tiêu biến
 

Kì giữa 1

  • NST tiếp tục co xoắn cực đại, NST có hình thái đặc trưng cho loài.
  • Thoi vô sắc đính vào tâm động ở một bên của NST.
  • Các cặp NST tương đồng tập trung và thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau 1

Các cặp NST kép tương đồng di chuyển độc lập về hai cực của tế bào và chúng phân li độc lập với nhau.

Kì cuối 1

  • Sau khi di chuyển về hai cực của tế bào NST bắt đầu dãn xoắn , màng nhân và nhân con hình thành
  • Thoi vô sắc tiêu biến, màng nhân và nhân con xuất hiện

Kết quả

Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép sinh ra 2 tế bào con có bộ NST n kép

Kì trung gian II: Sau khi kết thúc giảm phân  tế bào con tiếp tục đi vào giảm phân 2 mà không nhân đôi NST. Trong tế bào có n NST kép

                         Giảm phân 2

Hình minh họa

Kì đầu 2

  • NST bắt đầu đóng xoắn
  • Màng nhân và nhân con tiêu biến
  • Thoi vô sắc xuất hiện

    

Kì giữa 2

  • NST kép co xoắn cực đại và  tập trung 1 hàng  trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
  • Thoi vô sắc dính vào 2 phía của NST kép

Kì sau 2

NST tách nhau tại tâm động trượt trên thoi vô sắc di chuyển về  hai cực tế bào.

Kì cuối 2

NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành. Tạo ra hai tế bào con.

Kết quả

Từ 1 tế bào có n NST kép tạo ra 2 tế bào mang bộ NST n đơn

  • Kết quả của giảm phân:

Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n đơn .

  • Ở giới đực:
    • Không xảy ra hoán vị gen thì 1 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường sẽ tạo ra 4 tinh trùng (n) trong đó có 2 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.
    • Hoán vị gen thì 1 tế bào sẽ tạo ra 4 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.
  • Ở giới cái: Tế bào sinh trứng luôn chỉ tạo ra 1 tế bào trứng (n) và 3 thể định hướng (n)

1.3. Ý nghĩa của giảm phân:

  • Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp.
  • Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tế bào giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
  • Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ:

So sánh nguyên phân và giảm phân?

Gợi ý trả lời:

 

Nguyên phân

 

Giảm phân

Giảm phân I Giảm phân II

Trung gian

Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.

Bộ NST 2n → 2n kép

Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.

Bộ NST 2n → 2n kép

Các NST không nhân đôi dạng kép dính nhau ở tâm động.

Bộ NST dạng n kép

Kỳ đầu

 

Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng.

Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động

Xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.

Tơ vô sắc đính 1 bên NST tại tâm động

Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng.

Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động

Kỳ giữa

Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào

Các NST kép dàn 2 hàng (đối diện) trên mặt phẳng xích đạo tế bào

Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào

Kỳ sau

Các NST kép tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra

Các NST kép không tách nhau và không tháo xoắn

Các NST tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra

Kỳ cuối

Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế bào mới

Kết quả

Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào 2n NST

Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào n NST kép

Từ 1 tế bào n NST kép thành 2 tế bào n NST

Đặc điểm

Từ 1 tế bào 2n → 2 TB 2n

Các tế bào tạo ra có thể tiếp tục nguyên phân

Từ 1 tế bào 2n → 4 TB n

Các tế bào tạo ra không tiếp tục nguyên phân mà biệt hoá thành giao tử 

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 19 Sinh học 10

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Mô tả được đặc điểm của các kì trong quá trình giảm phân.
  • Trình bày được diễn biến chính ở kì đầu của giảm phân I.
  • Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân.
  • Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 80 SGK Sinh học 10

Bài tập 2 trang 80 SGK Sinh học 10

Bài tập 3 trang 80 SGK Sinh học 10

Bài tập 4 trang 80 SGK Sinh học 10

Bài tập 11 trang 111 SBT Sinh học 10

Bài tập 12 trang 112 SBT Sinh học 10

Bài tập 13 trang 113 SBT Sinh học 10

Bài tập 14 trang 114 SBT Sinh học 10

Bài tập 15 trang 115 SBT Sinh học 10

Bài tập 16 trang 115 SBT Sinh học 10

Bài tập 17 trang 116 SBT Sinh học 10

Bài tập 18 trang 116 SBT Sinh học 10

Bài tập 21 trang 124 SBT Sinh học 10

Bài tập 9 trang 118 SBT Sinh học 10

Bài tập 10 trang 118 SBT Sinh học 10

Bài tập 11 trang 118 SBT Sinh học 10

Bài tập 12 trang 118 SBT Sinh học 10

Bài tập 13 trang 118 SBT Sinh học 10

Bài tập 15 trang 119 SBT Sinh học 10

Bài tập 16 trang 119 SBT Sinh học 10

Bài tập 7 trang 121 SBT Sinh học 10

Bài tập 8 trang 121 SBT Sinh học 10

Bài tập 16 trang 123 SBT Sinh học 10

Bài tập 17 trang 123 SBT Sinh học 10

Bài tập 18 trang 123 SBT Sinh học 10

Bài tập 19 trang 123 SBT Sinh học 10

Bài tập 20 trang 123 SBT Sinh học 10

Bài tập 22 trang 124 SBT Sinh học 10

Bài tập 24 trang 124 SBT Sinh học 10

Bài tập 25 trang 124 SBT Sinh học 10

Bài tập 29 trang 126 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 103 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 103 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 103 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 104 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 5 trang 104 SGK Sinh học 10 NC

4. Hỏi đáp Bài 19 Chương 4 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF