OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nhân vật văn học được các tác giả xây dựng với ngoại hình hành động và lời nói mang đặc trưng riêng. Qua đó thể hiện quan điểm sáng tác và ý nghĩa muốn truyền tải đến người đọc. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo nhằm giúp các em nắm được yêu cầu và quy trình kiểu bài trên. Từ đó khám phá, tìm hiểu đặc điểm các nhân vật trong tác phẩm yêu thích. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Kiểu bài

Bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học thuộc thể loại nghị luận văn học. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến bàn luận về nhân vật trong tác phẩm đó.

1.2. Các yêu cầu

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

- Trình bày được ý kiến của người viết.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục cần đảm bảo

+ Mở bài: giới thiệu về nhân vật được bàn luận đến.

+ Thân bài: giới thiệu thông tin chung về tác phẩm. Đưa ra lí lẽ về đặc điểm nhân vật và bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ đó, sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: khẳng định ý kiến của người viết và nêu cảm nhận.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học đã học ở Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học), SGK Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Chọn một tác phẩm văn học đã học ở Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học), SGK Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

- Dựa vào kiểu bài và yêu cầu để lên ý tưởng và lập dàn ý

- Dựa vào dàn ý phát triển thành bài viết, chú ý cần phân tích một số ý chính về:

+ Ngoại hình

+ Tính cách

+ Công việc

+ Hoàn cảnh sống

+ ...

Lời giải chi tiết:

Bài viết mẫu

Phân tích nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng - Ô Hen-ri

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Mỹ O. Henry được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories. Giôn-xi, nhân vật yếu đuối, tuyệt vọng trước bi kịch số phận cuộc đời mình, nhưng rồi cô đã vượt qua tất cả, hồi sinh tấm lòng trân trọng cuộc sống nhờ niềm tin, sự hi sinh và tình cảm cao đẹp giữa con người với con người..

Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kì khi Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong 1 khu nhà trọ. Cùng với cụ Bơ-men, là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men rất giận, la mắng Giônxi, nhưng cuối cùng cụ Bơ-men đã làm ra một việc thật sự vô cùng vĩ đại và cao cả. Cụ âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng

Trước kia Giôn-xi cũng là một cô gái có nghị lực sống rất mạnh mẽ. Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ nhưng rồi ước mong bình dị ấy của cô lại không được thực hiện khi căn bệnh sưng phổi khiến cô nghèo nàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tâm lý cô bất ổn, cô rơi vào trạng thái tuyệt vọng vô cùng, mất hết nghị lực sống, chờ đón cái chết một cách bình thản. Hằng ngày cô ngồi trên giường bệnh đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ như chúng, cũng sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Khắp con người Giôn-xi, chỉ còn đôi mắt có tia hy vọng của sự sống, nhưng đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngừng lại, màu sắc của bức tranh cuộc sống của cô trông càng ảm đạm hơn.

Mất hết ý chí, nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Cô chắc mẩm rằng, sự sống đối với cô giờ đây là một điều xa xỉ. Hơn thế cô lại bị ám ảnh bởi suy nghĩ chiếc lá cuối cùng ngoài kia rơi xuống cũng là khi cô bắt buộc phải rời bỏ thế giới này khiến tâm bệnh của cô còn trầm trọng hơn thực bệnh Đối với Giôn-xi, chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô. Đó là một suy nghĩ điên rồ, bi quan nhưng với tình cảnh của Giôn-xi thì nó lại rất hợp lý. Giôn-xi là một họa sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Cô bị giày vò bởi sự bất lực của bản thân, cô phải sống dựa dẫm vào người khác.

Và sự hy sinh của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi là điều thực sự cao cả. Chiếc màn xanh mà hàng ngày Giôn-xi nắm giữ, để kéo lên, để trông chiếc lá, để xem sự phán quyết của chiếc lá đối với cuộc đời mình, chiếc màn xanh được kéo lên và chiếc lá vẫn còn đó. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy… rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na – plơ lại trỗi dậy trong cô. Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại được lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh

Tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-man mà cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Vì tác phẩm kiệt xuất ấy, vì sự sống của Giôn-xi cụ Be-man đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính chất chứa tinh thần nhân đọa và sức mạnh hồi sinh. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi và cho cả tất cả người đọc.

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Kiệt tác xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ với nhau và sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết. Sức mạnh của nó là vô cùng to lớn.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học, các em cần nắm:

+ Kiểu bài, yêu cầu và quy trình khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

+ Vận dụng kiến thức viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học cụ thể

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học sẽ giúp các em có cơ hội tìm hiểu các nhân vật trong các tác phẩm học tại lớp và sưu tầm, từ đó dựa vào nội dung yêu cầu và quy trình để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF