OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Bài 3 - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Các văn bản nghị luận trong Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học) sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học, ca dao, dân ca. Từ đó biết cách viết bài văn nghị luận linh hoạt và hấp dẫn hơn. Bài học Ôn tập Bài 3 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức trên. Đồng thời, trau dồi kiến thức về kiểu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học

a. Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể loại nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học với những đặc điểm:

- Thể hiện ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận

- Trình bày lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm. Lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm.

- Các lí lẽ, bằng chứng cần phải sắp xếp theo trình tự hợp lí.

b. Mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận

- Mục đích: để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề về đời sống hoặc văn học.

- Nội dung chính: ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc.

c. Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận

Trong văn bản nghị luận, bên cạnh ý kiến lớn, còn những ý kiến nhỏ nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn. Mỗi quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận được thể hiện qua sơ đồ sau: 

1.2. Ôn lại kiểu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

1.2.1. Kiểu bài

Bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học thuộc thể loại nghị luận văn học. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến bàn luận về nhân vật trong tác phẩm đó.

1.2.2. Các yêu cầu

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

- Trình bày được ý kiến của người viết.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục cần đảm bảo

+ Mở bài: giới thiệu về nhân vật được bàn luận đến.

+ Thân bài: giới thiệu thông tin chung về tác phẩm. Đưa ra lí lẽ về đặc điểm nhân vật và bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ đó, sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: khẳng định ý kiến của người viết và nêu cảm nhận.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học yêu thích hoặc đã được học.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Ôn lại kiểu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Tìm kiếm các thông tin về nhân vật em chọn

- Có thể lựa chọn tích nhân vật đã học như Thánh Gióng, Tấm,...

- Lập dàn ý

- Kết hợp hiểu biết bản thân để viết bài

Lời giải chi tiết:

Bài viết mẫu

Phân tích nhân vật Thánh Gióng

Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh đã kiên cường, anh dũng đánh giặc ngoại xâm. Nhân vật này cũng đại diện cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược.

Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường. Không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo vừa mặc xong đã chật. Gia đình Gióng không còn đủ sức nuôi con, bởi vậy, bà con hàng xóm đã góp gạo cùng gia đình Gióng để nuôi lớn cậu bé. Gióng lớn lên bằng sức mạnh, bằng tình yêu thương và sự đoàn kết của dân làng. Sức mạnh của Gióng là sự tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta. Thế giặc ngày càng mạnh, khi giặc đến gần, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi đến chỗ giặc. Với sức mạnh phi thường của mình Gióng đã đánh dẹp hết lớp này đến lớp khác. Dù roi sắt gãy cũng không làm Gióng nản chí, Gióng nhổ ngay những bụi tre bên đường để đánh đuổi giặc. Trước sức mạnh Gióng, giặc hồn tan phách lạc, chẳng mấy chốc đã bị dẹp hết.

Người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đó là đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Ở đó còn sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc, sau khi dẹp giặc Gióng bay về trời. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

Nhân vật được xây dựng bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Yếu tố thần kì được thể hiện ngay từ cách thụ thai, sự ra đời của Gióng, không chỉ vậy Gióng còn có sức mạnh kì diệu, lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ để đánh đuổi giặc xâm lược. Gióng còn là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…). Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Thánh Gióng là một hình tượng đẹp đẽ của dân tộc ta. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Ôn tập Bài 3, các em cần:

+ Nắm được các kiến thức về văn bản nghị luận

+ Nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Soạn bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 3 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học). Đồng thời, các em hiểu được yêu cầu và quy trình viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF