Qua hình ảnh con cò vất vả, lặn lội kiếm ăn, hi sinh vì con, bài thơ Một mình trong mưa khiến người đọc liên tưởng, đồng cảm với niềm thương xót của tác giả dành cho người mẹ. Thông qua bài học Tự đánh giá: Một mình trong mưa thuộc sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về nội dung tác phẩm đồng thời kiểm tra lại mức độ nắm vững kiến thức trong Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ. Để từ đó, vận dụng những gì đã được học phân tích đặc điểm của bài thơ bốn, năm chữ cụ thể. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tự đánh giá - Một mình trong mưa
Đọc văn bản “Một mình trong mưa” (trang 56 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Bốn chữ
C. Năm chữ
D. Tự do
Chọn đáp án: B
Câu 2. Các dòng trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 1/3
B. 3/1
C. 2/2
D. 1/1/2
Chọn đáp án: B
Câu 3. Cách gieo vần của bài thơ thuộc loại nào?
A. Vần liên
B. Vẫn cách
C. Vần hỗn hợp
D. Vần chân
Chọn đáp án: C
Câu 4. Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào?
A. Tình mẹ con
B. Tình cha con
C. Tình bà cháu
D. Tình vợ chồng
Chọn đáp án: A
Câu 5. Hình ảnh “cò” trong bài thơ có thể tượng trưng cho ai?
A. Người mẹ
B. Người cha
C. Người vợ
D. Người chồng
Chọn đáp án: A
Câu 6. Bài thơ không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của “cò”?
A. Vất vả, chịu thương chịu khó
B. Thương con, hi sinh vì con
C. Cô đơn, lẻ loi một mình
D. Đảm đang, tháo vát
Chọn đáp án: D
Câu 7. Qua bài thơ, tác giả chủ yếu dành cho “cò” thái độ, tình cảm gì?
A. Kính trọng, nể phục
B. Đồng cảm, xót thương
C. Ngưỡng mộ, ngợi ca
D. Yêu mến, sẻ chia
Chọn đáp án: B
Câu 8. Biện pháp tu từ nào không có trong bài thơ trên?
A. Ẩn dụ
B. Tương phản
C. So sánh
D. Điệp cấu trúc
Chọn đáp án: C
Câu 9. Từ nào sau đây là từ ghép?
A. Lận đận
B. Bơ vơ
C. Khắc khoải
D. Lặn lội
Chọn đáp án: D
Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa.
Hướng dẫn giải:
Liên hệ suy nghĩ, cảm nhận của em.
Lời giải chi tiết:
Ca ngợi người mẹ có vô vàn lời thơ lời văn còn đồng cảm chia sẻ với nỗi cực khổ vất vả của mẹ thì lại ít người nhắc tới. Đồng cảm với nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ, Đỗ Bạch Mai đã viết lên bài thơ Một mình trong mưa. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cò vất vả, chịu thương chịu khó, thương con, hi sinh vì con. Khắc họa hình ảnh thân cò vất vả tác giả sử dụng các biện pháp đối lập: ngang- dọc, trên- dưới, xa-gần và biện pháp điệp từ “đồng”. Cò bươn trải hết đồng gần rồi đồng xa, hết đồng trên lại xuống đồng dưới để mưu sinh. Trong công cuộc mưu sinh đó những mong cò đừng sai đường lạc lối, đừng mệt mỏi để che chở bảo vệ đứa con bơ vơ tội nghiệp của mình thông qua biện pháp điệp cấu trúc “cò đừng+…”. Qua đó chúng ta thấy được sự đau đớn, xót xa của tác giả trước sự vất vả ngược xuôi của cò, hay chính là hình ảnh người mẹ. Không chỉ khắc họa hình ảnh cò lam lũ vất vả mà tác giả còn khắc họa hình ảnh cò cô đơn thông qua biện pháp điệp câu “một mình một lối/ một mình trog mưa”. Hai câu thơ được nhắc đi nhắc lại 2 lần càng nhấn mạnh sự đơn độc của cò hay của chính người mẹ. Mượn hình ảnh cò để nói về mẹ, nói về sự vất vả, cực nhọc, cô đơn lẻ loi của người mẹ, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với tất cả người làm mẹ luôn luôn hi sinh vì con.
1.2. Hướng dẫn tự học
- Ghi hoặc lưu lại một số thông tin mà em cho là hữu ích để hiểu hơn về các tác giả, tác phẩm đã học ở Bài 2 từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,...).
- Đọc thêm một số bài thơ bốn chữ, năm chữ có cùng đề tài hoặc chủ đề với các bài thơ đã học ở Bài 2. Với mỗi bài thơ đó, hãy ghi lại ngắn gọn điều mà em thích hoặc ấn tượng nhất.
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy tìm thêm một số bài thơ bốn chữ, năm chữ có cùng đề tài hoặc chủ đề với các bài thơ đã học ở Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ, SGK Ngữ văn 7 Cánh Diều. Nêu ngắn gọn nội dung những bài thơ ấy.
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào các văn bản, sách báo, internet để sưu tầm một bài thơ bốn hoặc năm chữ
- Đọc kĩ các bài thơ và nêu ngắn gọn nội dung
Lời giải chi tiết:
Bài thơ |
Thể thơ |
Nội dung |
Thăm lại trường xưa (Huỳnh Minh Nhật) |
5 chữ |
Một lần trở lại trường cũ và các kỉ niệm thời áo trắng ùa về. |
Thao thức (Hoàng Mai) |
5 chữ |
Tâm trạng của nhân vật “em” thao thức bâng khuâng khi nhớ về người “anh” khi thời tiết giao mùa. |
Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) |
5 chữ |
Tình cảm của người con trước sự hi sinh của người mẹ |
Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân) |
4 chữ |
Ca ngợi tình yêu đất nước |
Lời kết
- Học xong bài Một mình trong mưa, các em cần nắm:
+ Nắm được nội dung văn bản Một mình trong mưa
+ Hiểu được ý nghĩa của bài thơ
+ Vận dụng kiến thức để phân tích đặc điểm thơ bốn, năm chữ trong một tác phẩm cụ thể
Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Một mình trong mưa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247