Qua bài thơ Mẹ, tác giả Đỗ Trung Lại đã nói lên tiếng lòng xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng già đi với mái đầu bạc phơ nhưng đành bất lực. Bài học Mẹ - Đỗ Trung Lai thuộc sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn bản, đồng thời hiểu hơn về tình cảm thiêng liêng của tác giả dành cho mẹ mình. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Đỗ Trung Lai
Chân dung nhà thơ Đỗ Trung Lai
- Đỗ Trung Lai (7/4/1950) tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Hiện ở Hà Nội
- Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991
- Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần
- Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày
- Tác phẩm đã xuất bản:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
1.1.2. Tác phẩm Mẹ
a. Xuất xứ
In trong tập thơ Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.
b. Thể loại: Thể thơ bốn chữ.
c. Bố cục
Chia bài thơ 2 phần:
- Phần 1 (3 khổ thơ đầu): Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau
- Đoạn 2 (2 khổ thơ cuối): Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ
d. Tóm tắt tác phẩm Mẹ
Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi. Từ đó thấy được sự hiếu thảo, tình cảm biết ơn chân thành của người con đối với mẹ của mình.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Nhân vật người mẹ già
Hình ảnh người mẹ ngày một già đi
- Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau
- Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhanh cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu:
+ Khi con còn bé: bổ cau làm tư
+ Hiện tại: Cau bổ tám mẹ còn ngại to
→Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ.
1.2.2. Tình cảm của người con với mẹ
- Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ
- Vào tuổi xế chiếu, bao lo toan vất vả của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ
- Tình cảm của người con:
+ Nâng: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ
+ Cầm: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ
→Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.
+ Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già?
→Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.
1.2.3. Đặc sắc nghệ thuật
- Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...
- Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.
- Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Thể thơ bốn chữ
- Lời thơ giản dị, tự nhiên
- Hình ảnh thơ gần gũi
Bài tập minh họa
Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Mẹ - Đỗ Trung Lai, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy.
Hướng dẫn giải:
- Đọc kĩ văn bản bài thơ Mẹ - Đỗ Trung Lai, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ:
+ Hình ảnh người mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa
+ Hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm
+ Tình cảm yêu thương của tác giả dành cho mẹ
+ ...
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để thốt ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.
Lời kết
- Học xong bài Mẹ - Đỗ Trung Lai, các em cần:
+ Phân tích được nhân vật người mẹ già
+ Cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ
+ Phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ
Soạn bài Mẹ - Đỗ Trung Lai Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Qua văn bản Mẹ - Đỗ Trung Lai đã mang đến cho người đọc những cảm xúc ngậm ngùi về hình ảnh người mẹ già với bao bao lo toan vất vả của cuộc đời. Qua đó cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của tác giả dành cho mẹ mình. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Mẹ - Đỗ Trung Lai Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về Mẹ - Đỗ Trung Lai Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là cảm xúc chân thật về tình cảm thiêng liêng của tác giả dành cho người mẹ cả đời hi sinh, gánh vác cả cuộc đời. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
--------------(Đang cập nhật)------------------
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247