OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 116 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân bản địa, người ta gọi đó là từ địa phương. Để có thể nhận biết và hiểu thêm về tác dụng của loại từ này, mời các em cùng tham khảo bài học Thực hành tiếng Việt trang 116 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ngôn ngữ vùng miền

- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương tiện ngữ âm và từ vựng.

- Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương.

- Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.

1.2. Từ địa phương

- Mỗi vùng miền cả một số từ ngữ riêng biệt, thường gọi là từ ngữ địa phương. Những từ ngữ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương.

- Từ ngữ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng.

- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương thường chỉ được dùng ở một vùng, miền nhất định.

- Trong tác phẩm văn học, từ ngữ địa phương có thể được dùng nhằm tạo sắc thái địa phương cho sự việc, nhân vật hoặc được dùng như một phương tiện tu từ.

- Trong các văn bản khoa học, hành chính, không được dùng từ ngữ địa phương (trừ khi có lí do đặc biệt).

- Trong giao tiếp thông thường, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương khi trò chuyện thân mật với những người nói cùng phương ngữ với mình.

Ví dụ:

+ Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: bố, mẹ, bát, béo, cốc, chăn, cơm rang, dọc mùng, dứa, hoa,…

+ Từ ngữ địa phương Trung Bộ: mi – mày, tau – tao, chủi – chổi, đọi – bát, tru – trâu, bổ – ngã, mần – làm, vô – vào, mô – đâu / nào,…

+ Từ ngữ địa phương Nam Bộ: ba, má, bạc hà, chả lụa, chảnh, bắp, trễ, nói xạo, xỉn,…

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm từ địa phương trong các đoạn trích sau, xác định từ toàn dân tương ứng:

a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

- Ba đây con!

- Ba đây con!

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c) Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d)

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Hướng dấn giải:

- Dựa vào nội dung Từ địa phương trong bài

- Dựa vào hiểu biết hoặc tham khảo sách báo, internet để tìm từ toàn dân tương ứng

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân tương  ứng

a)

  Thẹo

  Dễ sợ

  Lặp bặp

  Sẹo

  Sợ lắm

  Lắp bắp

b)

  Má

  Kêu

  Đâm

  Đũa bếp

  Nói trổng

  Vô

  Mẹ

  Gọi

  Trở thành

  Đũa cả

  Nói trống không

  Vào

c)

  Bữa sau

  Lui cui

  Nhắm

  Giở nắp

  Dáo dác

  Giùm

  Hôm sau

  Lúi húi

  Cho là

  Mở nắp

  Nháo nhác

  Giúp

d)

  Chi

  Gì

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 116 các em cần:

+ Nhận biết được từ địa phương

+ Vận dụng giải bài tập về từ địa phương

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 110 sẽ giúp các em nhận biết và vận dụng từ địa phương vào giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 116 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF