OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ


Lễ hội lồng tồng là một trong những nét văn hóa lâu đời của vùng Việt Bắc, nó không chỉ là nghi lễ cầu mùa màng tươi tốt, bội thu mà còn là nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc. Bài học Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về lễ hội này, đồng thời bồi đắp tình yêu quê hương đất nước. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Xuất xứ tác phẩm

Văn bản được trích từ tác phẩm Mùa Xuân và Phong Tục Việt Nam của nhóm tác giả Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ.

1.1.2. Bố cục tác phẩm Hội Lồng Tồng

- Phần 1: Từ đầu…từng địa phương: giới thiệu hội lồng tồng

- Phần 2: Còn lại: miêu tả hội và ý nghĩa  

1.1.3. Phương thức biểu đạt

Sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Bức tranh của ngày hội lồng tồng

Lễ hội lồng tồng – nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Tày, Nùng

- Thời gian: Từ sau Tết Nguyên Đán đến Tết Thanh Minh

- Địa điểm tổ chức: Đình thành hoàng

- Vùng miền có lễ hội: Việt Bắc

- Lễ hội “lồng tồng" theo tiếng Tày, Nùng là xuống đồng hay còn gọi là Thần Nông, đây là lễ hội cầu mùa, vui xuân, cúng thần nông

- Phần cúng tế lễ:

+ Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông

+ Hội lồng tồng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái…

+ Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng hay bánh lá ngải…

Mâm cúng lễ trong hội lồng tồng

- Phần vui chơi hội:

+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền…nhưng hấp dẫn nhất là ném còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”

Hình ảnh trò chơi Ném còn

+ Thanh niên trai gái tụ họp thành những đám hát lượn, hát đôi đáp những bài “lượn tồng lồng” để cầu mùa màng và chúc mừng dân làng mọi sự may mắn, tốt lành

1.2.2. Ý nghĩa của ngày hội lồng tồng

Hội lồng tồng mang nhiều ý nghĩa:

- Cầu mùa màng tươi tốt, sự may mắn tốt lành

- Trai gái giao duyên, gặp gỡ

- Hi vọng mùa xuân ấm no, hạnh phúc

- Chúc mừng dân làng, mọi sự may mắn, tốt lành, mùa màng bội thu

→ Một lễ hội đặc sắc về bản sắc văn hóa của mùa xuân Việt Bắc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Giới thiệu phong tục truyền thống đầy ý nghĩa và đặc sắc của người dân Việt Bắc qua hình ảnh của lễ hội lồng tồng, từ đó thể hiện tình yêu của tác giả với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Cách triển khai lập luận, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, sắp xếp trật tự hợp lí

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

- Hình ảnh giàu tính biểu tượng

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu một lễ hội quê em.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

- Có thể tham khảo tài liệu báo, internet để hiểu rõ hơn về lễ hội em định chọn

- Kết hợp hiểu biết và cảm nhận cá nhân để viết đoạn văn ngắn giới thiệu lễ hội quê em

Lời giải chi tiết:

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng. Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ, các em cần:

+ Cảm nhận được bức tranh của ngày hội lồng tồng

+ Phân tích được ý nghĩa của ngày hội lồng tồng

Soạn bài Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ đã thể hiện nét đcặ trưng văn hóa của vùng Việt Bắc, đồng thời tái hiện sinh động bức tranh ngày hội lồng tồng nơi đây. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Hội lồng tồng, nhóm tác giả đã mang đến cho người đọc những trải nghiệm mới mẻ về lễ hội lồng tồng, qua đó hiểu hơn về văn hóa của người dân tộc Mường và Nùng. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-----------------(Đang cập nhật)------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF