OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Đinh Trọng Lạc - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Banner-Video

Qua bài soạn Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa được HOC247 tổng hợp giúp các em thấy được những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật bài Tiếng gà trưa. Từ đó áp dụng vào quá trình viết bài phân tích tác phẩm văn học của mình. Đồng thời, bài giảng Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - CD còn hỗ trợ các em nắm kiến thức và ôn tập hiệu quả!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản phân tích vẻ đẹp, nội dung, ý nghĩ sâu sắc của bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh. Đồng thời, ca ngợi sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, sâu sắc của nhà văn Đinh Trọng Lạc.

1.2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể để thấy được tình cảm thiêng liêng, da diết giữa hai bà cháu.

2. Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: 

- Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài thơ “Tiếng gà trưa” và tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh.

- Liên hệ với những hiểu biết của em sau khi học bài thơ Tiếng gà trưa (bài 2) để hiểu thêm về văn bản nghị luận này.

Trả lời:

1. Tiểu sử

Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, bà sinh ra tại Hà Nội. Sinh ra trong hoàn cảnh mồ côi mẹ từ sớm và bố thường xuyên đi công tác xa, Xuân Quỳnh hình thành được tính cách độc lập và thông minh từ khi còn rất nhỏ.

Năm 13 tuổi, Xuân Quỳnh học tập và làm việc tại Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Bà có một khoảng thời gian được học tập và tiếp cận rèn luyện viết báo, viết thơ thế nên tác phẩm đầu tay của Xuân Quỳnh được đăng báo khi bà chỉ mới 19 tuổi.

Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn cùng Lưu Quang Vũ, trước đó bà đã có một đời chồng và có con riêng với chồng cũ khi công tác tại Đoàn Văn công nhân dân Trung Ương.

Tháng 8, năm 1988 Xuân Quỳnh cùng chồng là Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ bị mất trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố Hải Dương.

2. Phong cách sáng tác

Trong các nhà thơ thuộc “thế hệ chống Mĩ” Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và hay nhất về tình yêu, thơ của bà mang đậm nét tự truyện cùng với đó là bài học triết lý đầy sâu sắc. Nội dung thơ của bà phản ánh về hiện thực cuộc sống của người dân lúc bấy giờ trong những năm tháng khắc nghiệt do chiến tranh mang lại.

Thơ của Xuân Quỳnh luôn giàu cảm xúc và nhiều màu sắc đặc biệt. Chủ đề chính được bà khai thác thường nghiêng về hướng nội nhiều hơn, đó là chủ đề: Kỷ niệm tuổi thơ, gia đình, tình yêu,… Thơ của bà gần gũi với cuộc sống đời thường hòa với tâm trạng chung của xã hội.

Sóng chính là một trong những tiếng nói hồn nhiên nhất của người con gái khi yêu. Đứng ở góc độ người phụ nữ Xuân Quỳnh đã thể hiện tất cả những cung bậc cảm xúc của con gái khi yêu. Đó là những băn khoăn khi đứng trước cơn sóng của tình yêu, là niềm hạnh phúc khi đem lòng yêu một ai đó. Tình yêu dù có mãnh liệt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những thử thách của cuộc đời, sẽ có lúc trắc trở thậm chí là chia ly.  Thế nhưng không vì thế mà đánh mất vẻ đẹp vốn có của tình yêu, theo thời gian khi trải qua thử thách ấy thì tình yêu sẽ càng lớn mạnh và bền chặt hơn. Mong ước của Xuân Quỳnh chính là có thể hòa mình vào “biển lớn của tình yêu”. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng những bạn đọc đã đang và sẽ tìm đến tình yêu.

Vì thích thú. Làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời nữa. Vì uất ức. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi phải quyết sống. Mà sống tức là phải viết. Nói được niềm vui nỗi khổ của mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có! Như người khác không được yêu, mình được yêu. Như người khác chỉ biết im lặng mà mình biết nói, và nói lên được thành tiếng. – Tâm sự về sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh

3. Tác phẩm tiêu biểu

Không bao giờ là cuối, Cây trong phố - Chờ trăng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Hoa dọc chiến hào, Thơ Xuân Quỳnh, Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ,…

Xem thêm: Sóng - Tiếng Lòng Thổn Thức Của Người Con Gái Khi Yêu

4. Giải thưởng

Tại thành phố Hồ Chí Minh có một con đường mang tên Xuân Quỳnh.

Năm 2001, được nhà nước trao tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật.

Năm 2017, Chủ tịch nước ký quyết định trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.

Ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời.

5. Nhận định về Xuân Quỳnh

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. - Nhà nghiên cứu văn học Lưu Văn Thơ

Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh. – Võ Văn Trực

Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ. - Nhận định về bài thơ Sóng, giáo sư Phong Lê

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Yếu tố nghệ thuật nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Trả lời:

- Yếu tố hình thức được tác giả chú ý trong khổ thơ này là âm thanh tiếng gà “cục…cục tác”

Câu 2: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Trả lời:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

Ví dụ 1: “Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật”

Ví dụ 2: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

Câu 3: Chú ý tác dụng của các yếu tố nghệ thuật.

Trả lời:

- Tác dụng của đảo khắp mình lên trước đốm hoa trắng làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy

- Tác dụng của phép so sánh Lông gà như màu nắng làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

Câu 4: Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cứ hằng năm hằng năm

Cháu được quần áo mới

Nhịp điệu của đoạn thơ trên đặc biệt ở chỗ sáu dòng thơ đều gồm 5 tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau. Do đó nhịp điệu của dòng thơ là nhịp điệu chậm rãi của độc thoại, đầy chất suy tưởng

Câu 5: Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất. 

Trả lời:

Cháu chiến đấu hôm nay

Ổ trứng hồng tuổi thơ

- Tác giả coi khổ thơ trên là hay nhất cảm động nhất vì nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ trên con đường hành quân.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Trả lời:

- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa

- Nhan đề của văn bản liên quan trực tiếp đến nội dung, ngay từ nhan đề tác giả đã nêu lên nội dung chính của văn bản

Câu 2: Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời:

- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự quá khứ tới hiện tại.

Câu 3: Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Trả lời:

Lí lẽ

Bằng chứng

Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất, nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân.

“ Cháu chiến đấu hôm nay

Ô trứng hồng tuổi thơ”

Không nén lại được tình cảm yêu quý và biết ơn đối với bà anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi thật cảm động, làm cho lời nói độc thoại bên trong thể hiện như lời đối thoại sống động. Việc lặp lại nhiều lần từ Vì ở đầu các dòng thơ góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình mình, mà ở đây ghi đậm dấu ấn là người bà yêu quý với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

Câu 4: Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó. 

Trả lời:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

→ Tác giả đã sử dụng điệp từ “vì” ở đầu dòng thơ góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó bao gồm cả  những người thân yêu trong gia đình mình mà ở đây ghi đậm dấu ấn của người bà kính yêu

Câu 5: Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào? 

Trả lời:

- Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là phân tích vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ này.

- Phần 1: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên

- Phần 2: Tiếp theo đến “để cho cháu được vui sướng”: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ.

- Phần 3: Tiếp theo đến “vô bờ bến của bà”: Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4

- Phần 4: Còn lại: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng

Câu 6: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2.

Trả lời:

- Qua bài nghị luận này em hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Tiếng gà trưa và hình thức nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong bài thơ đó.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Trả lời:

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. "Tiếng gà trưa" được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ có sự biến đổi linh hoạt. Cách gieo vần liền ở những câu hai và ba xen kẽ là vần giãn cách. Thể thơ này thích hợp kể lại kí ức và kỷ niệm:

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Tiếng gà cục tác buổi trưa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người chiến sĩ. Nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ. Chính vì vậy trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà cục tác. Vào một buổi trưa hè tại một làng quê vắng vẻ, trên đường hành quân người chiến sĩ được tiếp sức từ tiếng gà trưa. Điệp từ “nghe” được đặt ở ba câu đầu liên tiếp để nhấn mạnh giàu cảm xúc mà tiếng gà trưa đem lại. Với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Tiếng gà trưa làm thức dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ. Cách hiểu nghĩa của cả hai câu thơ “Nghe xao động nắng trưa”, “Nghe gọi về tuổi thơ” thiên về nghĩa bóng thì câu thơ “Nghe bàn chân đỡ mỏi” thiên về nghĩa đen. Cách đảo trật tự ở các câu không giống nhau làm cho âm điệu các câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả sự bồi hồi xao xuyến của tâm hồn. Tiếng gà trưa được cảm nhận từ nhiều giác quan bằng cả tâm hồn.

Những câu thơ mở đầu không có ẩn ý hoàn toàn giản dị như một bài đồng dao nhưng nó làm cho lòng người đọc nhẹ lại vì sự trong trắng sinh động và thân thiết. Những kỉ niệm tuổi thơ sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa” lại gợi lên kỉ niệm:

“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”

Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ “này” là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ “hồng”, “trắng”, “óng” đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh: “Lông óng như màu nắng” gợi lên vẻ đẹp rực rỡ. Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ “ổ rơm hồng những trứng” đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại.

4. Hỏi đáp về bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài viết Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa giúp người đọc có những cái nhìn sâu sắc hơn về bài thơ và tài năng của tác giả Xuân Quỳnh. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)--------------------------------

OFF