OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngữ văn 7

Banner-Video

Qua bài soạn Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh giúp các em nắm được mục đích và phương pháp chứng minh. Thấy được nhu cầu của văn chứng minh trong đời sống hằng ngày, bên cạnh đó giúp các em nắm rõ và biết tìm hiểu phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận. Bài soạn trên hướng dẫn các em giải bài tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Cần dùng sự thật để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin cậy.
  • Trong văn nghị luận chứng minh là một phép lập luận. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.
  • Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận phải được chọn lọc, thẩm tra.

2. Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi.

a. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

  • Luận điểm trong bài “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người là chủ số phận của mình".
  • Luận điểm này được trình bày trong một số câu văn: 
    • Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. 
    • Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì. 
    • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời. 
    • Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì. 
    • Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

  • Lí lẽ, phân tích: 
    • Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được. 
    • Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
    • Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! 
    • Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
    •  Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. 
    • Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? 
    • Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. 
    • Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. 
    • Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. 
    • Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. 
    • Có người phạm sai lầm thì chán nản. 
    • Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
  • Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.
  • Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công. 
  • Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm. 
  • Dẫn chứng:
    • Tập bơi lội. 
    • Học ngoại ngữ. 
  • Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.

c. Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

  • Cách lập luận chứng minh của bài Không sợ sai lầm khác với cách lập luận chưng minh trong bài Đừng sợ vấp ngã. 
    • Ở văn bản Không sợ sai lầm, từ đầu đến cuối tác giả chủ yếu đưa ra lí lẽ đế phân tích, làm sáng tỏ luận điếm. 
    • Còn ở Đừng sợ vấp ngã, tác giả đưa ra hàng loạt các dẫn chứng, đến cuối bài mới nêu bật lên luận điểm (tác giả lập luận theo cách quy nạp).

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Bài giảng Tìm hiểu chung về phép lập luận thuyết minh để nắm vững kiến thức hơn, chuẩn bị cho bài mới tốt hơn. 

3. Hỏi đáp về bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF