OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng việt - Ngữ văn 7

Banner-Video

Qua bài giảng Sự giàu đẹp của tiếng Việt các em hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả. Ngoài ra nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bằng những lí lẽ dẫn chứng toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn, sức sống dân tộc.

1.2. Nghệ thuật

  • Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh làm nổi bật sự giàu đẹp của tiếng Việt.
  • Lập luận chặt chẽ.
  • Dẫn chứng bao quát, toàn diện.
  • Sử dụng biện pháp mở rộng.

2. Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1.Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn. 

  • Phần mở đầu: Từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”. Tác giả nhận định khái quát về tiếng Việt "là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”, đồng thời giải thích ngắn gọn cái “đẹp”, cái “hay” cua tiếng Việt. 
  • Phần thân bài: Tiếp theo đến “kĩ thuật, văn nghệ”. Tác giả chứng minh và làm rõ hai luận điểm: 
    • Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. 
    • Tiếng Việt là một thứ tiếng hay vì nó có đủ khả năng tình cảm, tư tưởng của con người. 
  • Phần kết bài: phần còn lại. Tác giả khẳng định lại sức sống của tiếng Việt. 

Câu 2. Hãy cho biết nhận định: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn như thế nào?

  • Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được tác giả giải thích cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu trong đoạn văn đầu như sau: 
    • Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
    • Tiếng Việt tế nhị trong cách đặt câu. 
    • Tiếng Việt có khả năng đầy đủ đế diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu văn hóa nước nhà qua các thời kì.

Câu 3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào? 
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng sau: 

  • Đầu tiên, tác giả đưa ra nhận xét của người ngọai quốc: “Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”.
  • Một giáo sĩ nước ngoài: Tiếng Việt là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu cú, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. 
  • Tác giả đã sắp xếp các dẫn chứng rất hợp lí. Đầu tiên đưa ra lời nhận xét của người ngoại quốc. Sau đó mới nêu ra nhận xét của một giáo sĩ truyền đạo.

→ Các dẫn chứng này vừa mang tính khách quan, vừa tiêu biểu, vừa thuyết phục. Cả hai ý kiến đều thống nhất cao ở việc ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt.

Câu 4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt đã được thể hiện ở những phương diện nào? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể đế làm rõ các nhận định của tác giả. 

  • Sự giàu và có khả năng phong phú của tiếng Việt 
  • Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt thể hiện ở ba phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
  • Ngữ âm: giàu hình tượng ngữ âm, giàu thanh điệu (6 thanh). 
  • Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp. 
  • Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, 
  • Tiếng Việt là một thứ tiếng hay. 
  • Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. 
  • Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
  • Dẫn chứng: Trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hòa, linh hoạt, uyển chuyển. 
  • Ví dụ:

Ngày xuân con én đưa thoi, 

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. 

Cỏ non xanh rợn chân trời, 

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 

(Truyện Kiều - Nguyễn Du) 

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên 

Cây me ríu rít cặp chim chuyền 

Để trời xanh ngọc qua muôn lá 

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền. 

(Thơ duyên - Xuân Diệu)

Câu 5. Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài là gì? 

  • Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận
  • Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.
  • Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.
  • Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sự giàu dẹp của tiếng Việt để nắm vững được các kiến thức cần đạt khi học văn bản này.

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Để hiểu hơn về văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF