OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Trái Đất là ngôi nhà chung của toàn nhân loại, nếu không chung tay bảo vệ loài người sẽ không thể tồn tại được nữa. Bài soạn Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về vai trò của Trái Đất đối với sự sống con người. Đồng thời, có thêm hiểu biết về tình trạng nóng lên của toàn cầu và sự biến đôỉ khí hậu hiện nay. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Văn bản đề cập tới sự bất thường của khí hậu Trái Đất với thời tiết “sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa hoa thủy tiên nở vào tháng Ba năm nay lại nở vào đầu tháng Một và giải thích sự xuất hiện đồng thời hai thái cực.

1.2. Nghệ thuật

- Sử dụng biện pháp lập luận, chứng minh, giải thích

- Thành công trong lối sử dụng từ ngữ linh hoạt

2. Soạn bài Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1: “Thời tiết bây giờ khó lường thật!” – Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?

Trả lời:

“Thời tiết bây giờ khó lường thật!”

Khi nghe câu nói này em cảm nhận được một chút lo lắng, bất an ẩn chứa trong đó, có thể thời tiết sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của họ.

Câu 2: Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Do bị ảnh hưởng bởi môi trường, trái đất của chúng ta đang đứng trước nguy cơ hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên và các loài sinh vật phải đối phó với tình trạng này theo nhiều cách khác nhau: một số di chuyển đến những khu vực mát mẻ, một số thay đổi thời gian, mùa sinh đẻ và di cư…

Những thay đổi bất thường ấy đã đem lại những hệ lụy rất xấu cho con người, các loài vật.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Những cách gọi tên khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Trả lời:

Những cách gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu là:

- Sự nóng lên của Trái đất

- Sự bất thường của Trái đất.

Câu 2: Hiện tượng được nhắc ở đây chứa đựng lời giải thích về nhan đề của văn bản.

Trả lời:

Hiện tượng hoa Thủy tiên vàng ở Bơ-the-xđa, bang Me-ri-lân thường nở từ tháng ba nhưng năm nay lại nở từ đầu tháng Một. Đó chính là sự bất thường, giống như phép thuật xuất hiện từ trong một tập phim Thoai-lai Dôn.

Câu 3: Giải thích của tác giả về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

Trả lời:

Giải thích của tác giả về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết:

Nhiệt độ trung bình tăng và cả trái đất nóng lên sẽ dẫn tới đất bốc hơi nhiều hơn. Vì thế, những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn. Cùng lúc đó, tốc độ bay hơi của nước tăng- do Trái đất nóng lên- cũng đưa nhiều hơi nước hơn vào không khí, vì vậy nơi thường có lượng mưa cao sẽ có xu hướng càng ẩm ướt hơn.

Câu 4: Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”?

Trả lời:

Có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất” vì: cụm từ đó chủ yếu nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó không thể gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu đang diễn ra khác, nó đang tác động lên một loạt các hiện tượng khí hậu đặc biệt quan trọng khác, ngoài nhiệt độ còn có lượng mưa, độ ẩm không khí, độ ẩm của đất... làm ảnh hưởng tới đời sống con người mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực.

“Sự nóng lên của Trái Đất” không phù hợp, nên thay bằng “sự rối loạn khí hậu toàn cầu”.

Câu 5: Cách trình bày đoạn trích dẫn dài lấy từ một nguồn tài liệu tham khảo có liên quan tới vấn đề đang bàn.

Trả lời:

Trích dẫn nguồn trang tài liệu tham khảo rồi từ đó  trích dẫn đoạn trích dẫn đó vào bài.

Câu 6: Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?  

Trả lời:

Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng cực đoan hơn cho đến tận mùa hè 2008.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.

Trả lời:

Một cụm từ trong văn bản có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đôi: "sự rối loạn khí hậu toàn cầu".

Câu 2: Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thuỷ tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản đã gợi cho em ấn tượng về loài hoa Thủy Tiên, nở vào khoảng thời gian đặc biệt, đây cũng có thể là dự báo sắp có sự biến đổi khí hâụ của Trái Đất,

- Chi tiết hoa thuỷ tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt”, vì thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.

Câu 3: “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.

Trả lời:

“Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

+ Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".

+ Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.

+ Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.

- Dựa vào trải nghiệm cá nhân, em bổ sung bằng chứng cho vấn đề như sau:

Hiện tượng khô hạn và bão lũ ở miền Trung, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, rét đậm rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc...

Câu 4: Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết"? Cho biết vì sao em xác định như vậy.

Trả lời:

- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."

- Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.

Câu 5: Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

Trả lời:

Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết:

+ Nêu tên tác giả của những câu nói quan trọng như  Hunter Lovins, John Holdren.

+ Dẫn ra các dữ kiện, số liệu theo trang CNN.com giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.

Câu 6: Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu:

+ Cuối tháng trước, ở Xu đăng lũ và mưa lớn đã làm sập 23000 ngôi nhà xây bằng gạch đất sét, khiến ít nhất 62 người thiệt mạng.

+ Vào tháng Năm, những đợt sóng lớn, cao đến 4,6m đã tràn qua 68 hòn đảo của Man-đi-vơ.

→ Việc đưa số liệu như vậy giúp làm tăng tính thuyết phục và giúp người đọc hình dung cụ thể về sự rối loạn khí hậu toàn cầu để từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 7: Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.

Trả lời:

- Em cảm thấy lo lắng trước những hệ lụy mà sự nóng lên bất thường của Trái Đất mang lại

- Em thấy yêu và trân trọng Trái Đất nhiều hơn, sẽ tự nhủ luôn giữ gìn và góp phần nhỏ bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Trả lời:

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, các vùng miễn bị tác động không hề nhỏ và miền Trung quê em không là ngoại lệ. Sự biến đổi khí hậu đã khiến con người đứng trước sự đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống. Hàng năm, miền Trung quê em phải hứng chịu những cơn bão giật cấp 7,8 cuốn theo nhà cửa, ruộng đồng, thậm chí là mạng sống của con người. Tần xuất bão lũ diễn ra với cường độ mạnh, nhiều người mất nhà, những đứa trẻ mất ba, mất mẹ… thật đáng thương tâm! Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu rất đa dạng, có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên… Thế nhưng tác động lớn nhất, quan trọng nhất là do ý thức con người. Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho nhịp sống trở nên bình thường, Trái Đất xanh tươi trở lại. Vì vậy mỗi chúng ta cần chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp!

4. Hỏi đáp về bài Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Tác phẩm Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về vai trò của Trái Đất trong sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)-----------------

OFF