OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Nhằm mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh về một số biện pháp tu từ và biết phân tích sử dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể, HOC247 đã tổng hợp bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 92 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp vận dụng kiến thức vào giải các bài tập và viết văn. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp.

- Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: Tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó).

- Đối với người nói (viết): Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ.

- Đối với người nghe (đọc): Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của lời nói.

1.2. Ôn lại biện pháp tu từ ẩn dụ

- Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.

- Ẩn dụ có một tầm quan trọng vô cùng trong câu văn. Biện pháp tu từ ẩn dụ giúp câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt tạo nên một ấn tượng tốt trong lòng người đọc.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH

Câu 1: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau:

a.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

b.

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

c.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Trả lời:

a.

- “Lộc” của người cầm súng: liên tưởng đến những người chiến sĩ mang xứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, cầm súng ra trận, trên vai có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non và mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên đi chiến đấu.

- “Lộc” của người ra đồng: chỉ những người lao động vất vả trên cánh đồng quê hương. Từ “lộc” giúp ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông rộng lớn được mùa bội thu, ngoài ra “lộc” còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng của con người.

b. “đi” là hành động của đôi chân, đặt trong bối cảnh trên ta có thể hiểu “đi” ở đây là sự tiến bộ, phát triển không ngừng của đất nước.

c. “Làm” thể hiện khao khát cháy bỏng được hóa thân vào những sự vật, sự việc trong bài thơ để cống hiến cho đời, cho đất nước.

Câu 2: Từ “giọt” trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho là giọt sương, có người cho là giọt mưa xuân và có người lại cho là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

  Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng 

Trả lời: 

Cụm từ “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi…Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân.

BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 3: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất. Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ trong đó nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ. 

- Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua các hình ảnh như:

+  Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.

+ Giọt long lanh rơi ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời. 

+ Tuổi hai mươi và khi tóc bạc ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Có người nói: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.

Trả lời:

Học sinh cần nhớ:

- Trong phép tư từ ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi cảm.

- Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giống nhau là đủ. Người ta công khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF