OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Để liên kết hình thức các câu, đoạn văn người ta thường sử dụng một số biện pháp liên kết. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 59 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em có thêm kiến thức về các biện pháp liên kết trong văn bản, từ đó vận dụng vào giải những bài tập cụ thể. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Phép nối

- Phép nối: câu sau có từ ngữ nối biểu thị quan hệ với câu trước.

- Tác dụng: Giúp cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ theo các quan hệ nhất định.

1.2. Phép thế

- Phép thế: Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

- Tác dụng: Tránh lỗi lặp từ, tùy trường hợp còn có tác dụng tu từ.

- Phân loại

+ Dùng các chỉ từ (này, nọ, kia, ấy, đó, đây…) hoặc đại từ (nó, hắn, họ, chúng nó…)

+ Dùng tổ hợp “danh từ và chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó…

1.3. Phép lặp

- Phép lặp: Câu sau lặp lại từ ngữ của cầu trước.

- Tác dụng: Liên kết các bộ phận của văn bản lại với nhau, hoặc mang ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng…

- Phân loại:

+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp): lặp ngữ âm

+ Các từ ngữ: lặp từ ngữ

+ Các cấu tạo cú pháp: lặp cú pháp

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT (BIỆN PHÁP LIÊN KẾT VÀ TỪ NGỮ LIÊN KẾT

Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các nhiệm vụ ở dưới:

Đoạn thứ nhất: (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đây hiếm nguy. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

Đoạn thứ hai: (1) Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. (2) Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói. (3) Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh, (4) Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. (5) Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. (6) Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. (7) Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”.

Câu 1: Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm lược được như vậy.

Trả lời:

- Đoạn thứ nhất: Ông nhớ lại cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông.

- Đoạn thứ hai: Ông luôn tin tưởng mọi người. ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi.

→ Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức nên em đã tóm lược được nội dung của mỗi đoạn.

Câu 2: Chỉ ra các phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai.

Trả lời: 

- Ở đoạn thứ nhất:

+Câu 2 gắn với câu 1 bằng lặp từ ngữ (Bản đồ dẫn đường của cháu- tấm bản đồ của ông).

+ Câu 3 gắn với câu 2 bằng lặp từ “ông”

+ Câu 4 gắn với câu 3 bằng đại từ thay thế (mẹ ông- bà), bằng việc lặp lại từ “ông”.

+ Câu 5 gắn với câu 4 bằng từ ngữ thay thế (quan điểm đó thay cho một cụm dài nói về quan điểm của bà mẹ) và bằng việc lặp lại từ ông.

- Ở đoạn thứ hai: tất cả các câu liền kề nhau đều gắn với nhau bằng cách lặp từ ông.

Câu 3: Câu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó?

Trả lời:

-  Câu Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông có tác dụng để liên kết hai đoạn văn với nhau. 

-  Phương tiện liên kết là quan hệ từ nhưng- chữ đầu tiên nằm ở câu 1 của đoạn thứ hai. Đoạn sau lặp lại từ quan điểm ở đoạn trước cũng có tác dụng liên kết.

Câu 4: Em thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2, 4, 1, 5, 3 (đoạn thứ nhất) và 7, 3, 4, 6, 1, 1, 2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét.

Trả lời:

Nhận xét:

- Ở tập hợp thứ nhất: Về hình thức, một số câu liền kề nhau không còn phương tiện liên kết, nhưng quan trọng hơn giữa chúng không có mối quan hệ về nội dung.

- Ở tập hợp thứ hai: Về hình thức, các phương tiện liên kết (lặp từ ông) vẫn tồn tại, song các câu không có sự liên kết về nội dung.

→ Cả hai tập hợp không làm nổi bật được 1 chủ đề nào đó cố định, vì vậy đây không được coi là hai đoạn văn, mà chỉ coi là hai tập hợp hỗn độn.

Câu 5: Hai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét.

Trả lời:

Bản thân mỗi đoạn không có gì thay đổi ý nghĩa, nhưng giờ đây hai đoạn không còn quan hệ logic. Dấu hiệu lộn xộn thể hiện rất rõ ở chỗ: câu chuyện về sự trái ngược trong cách nhìn nhận về cuộc đời, con người của mẹ và của ông đã kể xong ở đoạn trên, thì đoạn dưới mới thấy nói: Ông sẽ kể cháu nghe… Nói như vậy không phù hợp với thực tế giao tiếp.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:

Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.

Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.

Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo

Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp: Có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy, con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh!

(Hành trang cuộc sống - Quà tặng cuộc sống)

Trả lời:

Các phép liên kết về mặt hình thức được sử dụng trong văn bản:

- Phép lặp: lặp từ "ông", "cô bé", "ản đồ hoàn chỉnh"

- Phép thế:

+ "ông", "ông ta", "cha" thay thế cho "ông bố"

+ "cô bé" thay thế cho "cô con gái nhỏ"

+ "nó", "chúng" thay thế cho "trang in bản đồ thế giới".

- Phép nối: "nhưng".

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 59 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF