OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 8 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận thường góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống hằng ngày. Ở Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành các em đã được tìm hiểu và phân tích các tác phẩm văn nghị luận, từ đó rút ra được những tri thức bổ ích cho bản thân. Đồng thời biết cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phản đối về một vấn đề trong đời sống. Bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 8 dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại phần kiến thức trong toàn bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại đặc điểm văn bản nghị luận

a. Các vấn đề được bàn trong văn bản nghị luận

- Mọi vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học…đều có thể được nêu ra để bàn trong văn bản nghị luận.

- Văn bản nghị luận có giá trị phải được chọn vấn đề đáng quan tâm, có ý nghĩa với nhiều người trước một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến khác nhau.

b. Mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận bao giờ cũng thể hiện ý kiến của người viết.

- Sức thuyết phục của ý kiến phụ thuộc vào việc dùng lí lẽ và bằng chứng.

- Mỗi ý kiến thường được làm rõ bằng một số lí lẽ, mỗi lí lẽ được củng cố bởi một số bằng chứng.

- Ý kiến cần mới mẻ, lí lẽ cần sắc bén, bằng chứng cần xác thực, tiêu biểu và tất cả những yếu tố đó phải có mối liên hệ với nhau, tạo thành một hệ thống chặt chẽ.

1.2. Ôn tập cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

1.2.1. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.

- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.

- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.

1.2.2. Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn dề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

* Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Có thể lựa chọn một số ý kiến sau đây để chọn đề tài cho bài viết của mình:

+ Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những cô lao công đã được nhà trường trả lương.

+ Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.

+ Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể vẽ, viết vào nó.

b. Tìm ý

Cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi:

- Vấn đề gì cần bàn luận ở bìa viết.

- Trước ý kiến trái ngược với quan điểm của bản thân, cần thể hiện ý kiến của mình như thế nào?

- Làm thế nào để ý kiến của mình thuyết phục người đọc?

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

- Thân bài:

+ Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

+ Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm

+ Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

* Viết bài

Khi viết bài, em cần đặt dàn ý trước mặt để thường xuyên tự kiểm soát việc hết từng phần và triển khai từng ý.

- Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Thân bài: Các ý chính cần được trình bày rành mạch, mỗi ý được triển khai trong một đoạn văn riêng, rõ ràng, mạch lạc, bằng chứng cụ thể, thuyết phục. Khi viết, cần chú ý mạch văn trôi chảy, kết nối các câu trong đoạn và các đoạn trong bài chặt chẽ, hợp lí, tránh rườm rà.

- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của việc bàn luận, giúp người đọc suy nghĩ đúng vấn đề để có sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động.

* Chỉnh sửa bài viết

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Nêu cụ thể vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối

Chỉnh sửa nếu thấy vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối còn mơ hồ.

Trình bày rõ sự phản đối của người viết về ý kiến vừa nêu

Diễn đạt cho rõ nếu thấy sự phản đối chưa được thể hiện rõ ràng.

Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để việc phản đối ý kiến có sức thuyết phục

Củng cố lí lẽ nếu thấy chưa vững chắc, bổ sung bằng chứng nếu còn thiếu.

Nêu được ý nghĩa của việc phản đối ý kiến trái ngược về vấn đề

Bổ sung nếu thấy chưa nêu được ý nghĩa và nêu chưa rõ.

Rà soát lỗi về từ ngữ, câu, đoạn văn, liên kết các câu và các đoạn, cách trình bày bài viết

Sửa những lỗi phát hiện được.

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 8 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Những trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò như thế nào đối với sự trưởng thành của mỗi người? (Dùng lí lẽ và bằng chứng trong các văn bản đọc để tìm câu trả lời.)

Trả lời:

- Những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta nhận được những bài học đắt giá, tích lũy được nhiều kinh nghiệm để từ đó có thể hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn.

- Mỗi khi làm bài kiểm tra toán đạt điểm thấp, em sẽ tìm ra được lỗi sai của bản thân trong các lời giải, xem lỗi đó là nằm ở đâu (so áp dụng sai công thức hay tính ẩu thả của bản thân…) từ đó sửa lỗi và từ các bài kiểm tra sau sẽ không phải mắc những lỗi sai của bài kiểm tra trước nữa.

Câu 2: Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc.

Trả lời:

 

Bản đồ dẫn đường

Hãy cầm lấy và đọc

Điểm giống

- Đều đề cập đến một vấn đề nghị luận nào đó.

- Không trực tiếp nêu vấn đề mà gián tiếp thông qua một câu chuyện để từ đó dẫn dắt vào vấn đề nghị luận.

Điểm khác

- Nêu vấn đề bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

- Cách sử dụng lí lẽ và dẫn chứng:

Người viết đã sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ ý kiến.

+ Lí lẽ: cụ thể, rõ ràng được đưa ra dựa trên nhìn nhận từ thực tế cuộc sống.

+ Bằng chứng: Là những câu chuyện, trải nghiệm từ chính cuộc đời của nhân vật “ông”.

- Nêu vấn đề bằng cách kết nối một câu chuyện lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh.

- Cách sử dụng lí lẽ và dẫn chứng:

+ Lí lẽ: mang tính hàm ẩn sâu sắc

+ Bằng chứng: mang tính thuyết phục cao.

Câu 3: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về chủ đề Sách – người bạn đường.

Trả lời:

Sách- người bạn đường đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường. Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành các đức tính đẹp đẽ. Sách giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài, tiếp cận nền văn minh của nhân loại. Xã hội ngày càng phát triển nhưng những giá trị to lớn mà sách mang lại cho con người sẽ không bao giờ thay đổi. Sách hay cũng giống như bạn tốt, ít và được lựa chọn, lựa chọn càng nhiều, thưởng thức càng nhiều.

Câu 4: Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một cầu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.

Trả lời: 

- Đề tài nói: Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

Dàn ý cho bài nói:

- Mở bài: Dẫn dắt được vào vấn đề nói “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người”

- Thân bài:

+ Tấm bản đồ dẫn đường là gì?

+ Nêu cách hiểu về việc giải thích hình ảnh “Tấm bản đồ” ở vấn đề nói.

+ Đưa ra các dẫn chứng để cho thấy Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

- Kết bài: Tóm lược lại vấn đề nói và liên hệ bản thân.

Câu 5: Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận bàn về vấn đề đời sống. Ghi chép ngắn gọn thu hoạch của em đối với từng văn bản (về vấn đề được bàn luận, về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng).

Trả lời:

- Hai văn bản nghị luận bàn về vấn đề đời sống là: Xem người ta kìa, Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Văn bản: Xem người ta kìa

+ Vấn đề được bàn luận: bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người.

+ Cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng:  Người viết đã sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, rõ ràng để bày tỏ ý kiến

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Củng cố và mở rộng Bài 8. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết bài văn nghị luận về tác dụng của việc đọc sách.

Trả lời:

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

4. Hỏi đáp về bài Củng cố, mở rộng Bài 8 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF