OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Banner-Video

Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về khái niệm và chức năng của số từ, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 54 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 54 - CTST để củng cố lại kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm số từ

- Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.

- Vị trí

+ Khi biểu thị số lượng sự vật số từ thường đứng trước danh từ.

+ Khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau danh từ.

Ví dụ: Một trăm ván cơm nếp, hai chục cam….

1.2. Chức năng của số từ

- Số từ chỉ số lượng chính xác, được đặt trước danh từ để đếm hoặc nêu số lượng sự vật.

- Số từ còn dùng chỉ số thứ tự hoặc số hiệu sự vật. Với nghĩa này, số từ thường đặt sau danh từ.

- Có thể phân biệt hai loại trên qua các ví dụ sau:

Số từ chỉ số lượng

Số từ chỉ thứ tự

ba tầng

tầng ba

sáu lớp

lớp sáu

tám tháng

tháng tám

2000 năm

năm 2000

- Cần phân biệt số từ với danh từ biểu thị đơn vị do một tập hợp số lượng sự vật tạo thành. Đó là các từ: đôi, cặp, bộ, tá, chục, trăm, nghìn, vạn, triệu, tỉ... (Các danh từ chỉ đơn vị này có thể kết hợp được với số từ: một đôi, ba cặp, một tá, bốn chục, sáu trăm, tám triệu,...).

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau: 

a. Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá ...tượng trưng cho cờ. 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ

b. Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài tiếp tục gọi hai ngừời chơi tiếp theo của hai đội tham gia. 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ

c. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ hoa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung. 

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên

d. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. 

(An- đéc- xen, Cô bé bán diêm

đ. Mỗi khi giúp đỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại sắp xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

Trả lời:

a. Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá ...tượng trưng cho cờ. 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ

b. Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài tiếp tục gọi hai ngừời chơi tiếp theo của hai đội tham gia. 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ

c. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ hoa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung. 

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên

d. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. 

(An- đéc- xen, Cô bé bán diêm

đ. Mỗi khi giúp đỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại sắp xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

Tác dụng: dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ. Còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ. 

Câu 2: Xác định ý nghĩa của một số từ được in đậm trong các ví dụ sau: 

a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. 

(Thánh Gióng

b. Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

(Ca dao) 

c. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy lặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. 

(Sự tích Hồ Gươm

d. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình

(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Trả lời:

Tác dụng: chỉ số lượng một cách chính xác trong từng cây văn. 

Câu 3: Tìm phó từ trong những ví dụ dưới đây. Xác định động từ hoặc tính từ mà phó từ bổ sung ý nghĩa và cho biết đó là những ý nghĩa gì. 

a. Trò chơi tiếp tục như trên, cho đến hết số người chơi của hai đội. 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ

b. Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu mở lác đác trên đồng. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

c. Và tôi lại nói với bà “Cháu chẳng nghe thấy mưa gì cả”. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

d. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

đ. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nhuốt. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

Trả lời:

a. Trò chơi tiếp tục như trên, cho đến hết số người chơi của hai đội. 

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ

b. Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu mở lác đác trên đồng. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

c. Và tôi lại nói với bà “Cháu chẳng nghe thấy mưa gì cả”. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

d. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

đ. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nhuốt. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

Câu 4: 

Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả đối với các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép sau: 

a. ”Chuẩn vị” thủy tiên xưa, là phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên

b. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên

Trả lời:

a. “Chuẩn vị” là đúng vị

b. Ngoan: ngoan ngoãn đúng vị trí

Câu 5: Trong Tiếng Việt, cho, biếu, tặng đều có nghĩa giống nhau là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Trong câu văn “Rồi bà cho tôi dỡ dăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi.” (Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc), vì sao tác giả lại dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng?

Trả lời:

Biếu mang ý nghĩa trang trọng và ấm áp, thể hiện mối quan hệ thân tình. 

Câu 6: Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau: 

a. Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật

b. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngâỵ thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được. 

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc

Trả lời:

a. so sánh ⟹ Trân trọng bánh khúc- một món ăn gắn với tuổi thơ. 

b. so sánh ⟹ Gợi tả vẻ đẹp tuyệt vời của hạt xôi nếp. 

Câu 7: Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau: 

(1) Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên đồng. (2) Nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai rau khúc mới nở rộ. (3) Đó là khoảng thời gian những làn mưa xuân ấm áp thường trở về trên cánh đồng lúc gần sáng. (4) Hồi còn nhỏ, trong những đêm gần sáng như thế, không hiểu lí do gì mà tôi thường thức giấc. 

Trả lời:

Phép lặp: rau khúc. 

Phép thế: Đó - Nhưng phải sang tháng Giêng.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Một canh... hai canh... lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)

Trả lời:

+ Số từ trong bài thơ trên là: Một, hai, ba, bốn, năm

+ Ý nghĩa:

- Là số từ biểu thị số lượng sự vật (một, hai, ba) đứng trước danh từ.

- Là số từ biểu thị thứ tự (bốn, năm) đứng sau danh từ.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 54 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF