OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Bài 8 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Banner-Video

Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt giúp các em tìm hiểu và phân tích đặc điểm thể loại văn bản thông tin. Đồng thời nắm được yêu cầu và quy trình viết bản tường trình. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập Bài 8 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để ôn tập! Bên cạnh đó bài giảng Ôn tập Bài 8 - CTST cũng rất hữu ích cho việc tổng hợp kiến thức cho các em. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản thông tin đã học

a. Cấu trúc và đặc điểm hình thức văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

- Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần: 

+ Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Ví dụ: Cách đọc sách hiệu quả, ...) 

+ Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động,

+ Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động. 

- Một số văn bản có thể có thêm phần giải thích sự cần thiết của mỗi bước thực hiện. 

- Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1,2,3,.. .) từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,...) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba…) để giới thiệu trình tự thực hiện, từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc

b. Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin

- Văn bản thông tin có thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian; theo quan hệ nhân quả; theo mức độ quan trọng của thông tin. 

1.2. Ôn lại văn bản tường trình

1.2.1. Kiểu bài

- Tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại (nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc. 

1.2.2. Yêu cầu

a. Về bố cục, văn bản cần đảm bảo các phần sau: 

b. Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: 

- Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người viết, người gửi, người nhận và ngày tháng, địa điểm viết tường trình. 

- Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra. 

- Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra: gốm một số trường hợp sau: 

- Nếu người viết trực tiếp tham gia vào sự việc thì cần trình bày rõ trách nhiệm của người viết đối với những gì đã diễn ra. 

- Nếu người viết chỉ chứng kiến sự việc thì cần nêu rõ trách nhiệm của người viết là chứng kiến và ghi lại trung thực tất cả những gì đã diễn ra. 

2. Soạn bài Ôn tập Bài 8 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng: 

Văn bản

Phương tiện so sánh

Trò chơi cướp cờ

Cách gọt củ hoa thủy tiên

Những điểm giống nhau (nội dung, đặc điểm, hình thức...) 

Là kiểu văn bản thông tin, có các bước, kiến thức khoa học.

 

Những điểm khác nhau (nội dung, đặc điểm, hình thức ...) 

Hướng dẫn một trò chơi.

 

 

Trả lời:

Văn bản

Phương tiện so sánh

Trò chơi cướp cờ

Cách gọt củ hoa thủy tiên

Những điểm giống nhau (nội dung, đặc điểm, hình thức...) 

Là kiểu văn bản thông tin, có các bước, kiến thức khoa học.

Là kiểu văn bản thông tin, có các bước, kiến thức khoa học.

Những điểm khác nhau (nội dung, đặc điểm, hình thức ...) 

Hướng dẫn một trò chơi.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ từ vài hay không? Vì sao? 

“Trước tiên ngâm củ thủy tiên vào nước vài ngày. Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng bợt đi.” 

Từ đó cho biết số từ đảm nhận chức năng gì? 

Trả lời:

- Không thể lược bỏ đi từ “vài” vì sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu văn. 

- Trong ngôn ngữ học, số từ là những từ loại dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nào đó. Chức năng chủ yếu của số từ làm thành tố phụ cho một cụm từ có danh từ làm trung tâm.

Câu 3: Trình bày những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. 

Trả lời:

Lưu ý đọc và nắm các thông tin theo quy trình. 

Đọc khoa học và liên kết các phần với nhau để hiểu quy trình hay luật lệ. 

Câu 4: Văn bản tường trình có những đặc điểm gì về cấu trúc và nội dung?

Trả lời:

a. Tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại (nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc. 

b. Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: 

- Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người viết, người gửi, người nhận và ngày tháng, địa điểm viết tường trình. 

- Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra. 

- Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra: gốm một số trường hợp sau: 

- Nếu người viết trực tiếp tham gia vào sự việc thì cần trình bày rõ trách nhiệm của người viết đối với những gì đã diễn ra. 

- Nếu người viết chỉ chứng kiến sự việc thì cần nêu rõ trách nhiệm của người viết là chứng kiến và ghi lại trung thực tất cả những gì đã diễn ra. 

Câu 5: Vì sao khi trao đổi, tranh luận với người khác, chúng ta cần có thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt?

Trả lời:

Vì mỗi sự việc có thể nhìn nhận dưới góc nhìn đa chiều khác biệt nên thái độ xây dựng và tôn trọng điều khác biệt là việc cần thiết trong trao đổi và thảo luận. 

Câu 6: Làm thế nào để những nét đẹp văn hóa của cha ông được lan tỏa trong cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

- Giữ gìn và tôn trọng nét văn hóa

- Đưa những nét văn hóa vào cuộc sống thường ngày. 

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 8. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Tình huống cần phải viết bản tường trình

Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?

a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.

b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.

c) Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.

d) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.

Trả lời:

b) Việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành gây ảnh hưởng tới giờ học, tới cơ sở vật chất nhà trường. Nếu không tường trình cụ thể thì cô thầy phụ trách thực hành không chủ động tiến hành thí nghiệm và người làm hỏng dụng cụ có thể bị kỉ luật bởi tội cố ý làm hư hại thiết bị trường học.

- Người viết là nhân vật “Em” - chủ thể “làm hỏng dụng cụ thí nghiệm”

- Nơi nhận bản tường trình:

+ Thầy, cô bộ môn thí nghiệm

+ Cô, thầy phụ trách phòng thí nghiệm.

d) Việc kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản gia đình là một vấn đề phải tường trình. Bởi chỉ có người trong nhà mới nói rõ được cho cơ quan thẩm quyền những thông tin cụ thể về thời gian về cách thức kẻ trộm vào nhà về số của cải bị mất, về khả năng thủ phạm... Trên cơ sở này, những người có chức trách điều tra để truy tìm tội phạm.

- Người viết là ba, mẹ hoặc người lớn tuổi trong nhà.

- Nơi nhận bản tường trình là cơ quan công an của phường, xã.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 8 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF