OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Mỗi dấu câu đều có một công dụng và cách sử dụng riêng. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 41 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm và tác dụng của dấu chấm lửng, từ đó vận dụng vào giải những bài tập cụ thể. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm dấu chấm lửng

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

- Kí hiệu là: " ..." 

1.2. Tác dụng của dấu chấm lửng

- Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

- Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng

- Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thưường có sắc thái hài hước, châm biếm

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

DẤU CÂU

Câu 1: Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp sau:

a. Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn... Tôi ngất đi...

b. Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc, muốn điều khiến máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!

c. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần A-pô-lô đến thánh đường A-then-na P2-rô-nai-a, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát... bên bờ suối Cát-xta-líc,

- Tớ nghĩ ta nên quay lại điện thờ thần A-pô-lô, vì trong câu đố có nhắc đến vị thần đội vòng nguyệt quế và nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải bày tỏ lòng thành kính - Tôi kết luận sau khi đã kiểm tra một vòng.

- Có lí! Nhưng mà cái khoản bày tỏ lòng thành kính ấy, cậu bày tỏ đi nhé...

Trả lời:

Tác dụng của dấu chấm lửng trong:

a. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, chưa liệt kê hết.

b.  Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ

c. - Dấu chấm lửng (1) phối hợp với dấu phẩy cho thấy nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Dấu chấm lửng (2) thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng

Câu 2: Tìm trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” một câu có dấu chấm lửng với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung hài hước.

Trả lời: 

Một câu có dấu chấm lửng trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước: "Chẳng qua chỉ là cái... ổ voi thôi mà!".

Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Cả Thần Đồng và tôi đều tin “cái rốn” ấy hẳn vẫn còn ở trong đền chứ không thể là hòn đá Ôm-phe-lốt kia.

b. Câu hỏi đầu tiên chạy qua đầu hắn chắc chắn là: Sao có thể lưu giữ được những “hiện vật” này?

Trả lời:

Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu a và b là để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một nội dung được gợi ra từ văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng.

Trả lời:

Sau khi đọc xong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ, tôi đã tưởng ra một thế giới diệu kì ở tâm Trái Đất. Ở thế giới đó có tất cả các loài động vật từ xa xưa, từ cổ tích cho đến nay. Đó là những con khủng long, là người cá, chuồn chuồn... Tôi ước gì mình cũng có thể biết cách để có được "bước nhảy không gian". Khi đó tôi có thể đi bất cứ đâu mà mình muốn.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Trong các trường hợp sau, dấu chấm lửng có tác dụng gì?

a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

(Hồ Chí Minh)

b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

c. Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.

(Báo Hà Nội mới)

Trả lời:

a. Dấu chấm lửng dùng với ngụ ý liệt kê

b. Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi

c. Dấu chấm lửng có tác dụng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF