OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Các phần, các đoạn trong một văn bản được sắp xếp theo trình tự rõ ràng, hợp lí sẽ làm cho chủ đề liền mạch, lôi cuốn người đọc (người nghe). Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 34 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em có thêm kiến thức về sự mạch lạc và liên kết trong văn bản, từ đó vận dụng vào giải những bài tập cụ thể. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản

a. Mạch lạc trong văn bản

- Mạch lạc có nghĩa:

+ Trôi chảy thành dòng, thành mạch

+ Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản

+ Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn

- Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí vì: Trình tự hợp lý của các câu văn, các ý là đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc

b. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

- Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.

- Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)

1.2. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

a. Tính liên kết của văn bản

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.

- Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết.

- Điều kiện để một văn bản có tính liên kết:

+ Nội dung của các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Các câu trong văn bản phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp.

b. Phương tiện liên kết trong văn bản

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu.

- Để văn bản có tính liên kết người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT

Câu 1: Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:

Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!

Trả lời:

- Đoạn văn được viết theo trình tự thời gian: từ sáu giờ sáng đến bảy giờ, trời gần sáng rõ.

=> Đề tài có sự thống nhất, miêu tả ngoại cảnh.

- Hình thức:

+ Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): trời, sáng.

+ Sử dụng quan hệ từ: tới, nhưng.

Câu 2: Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức năng của chúng:

Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vo-chi-a và San-nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.

Trả lời: 

+ Sử dụng phép liên kết là phép thế: sử dụng các từ ngữ như "nó", "vật thể dài màu đen" để nói về "con cá".

+ Sử dụng phép liên kết là phép lặp: "đuôi", "nó", "con cá", "chiếc tàu".

Câu 3: Theo em, có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không? Vì sao?

(1) Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! (2) Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! (3) Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! (4) Anh em thuỷ thủ tức giận điên người. (5) Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.

Trả lời:

Theo em, không thể sắp xếp các câu trong đoạn văn đã nêu theo một trật tự khác được. Vì trật tự sẵn có của đoạn văn đã đảm bảo tính mạch lạc, liên kết của nó.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại một tình huống trong cuộc chạm trán trên đại dương. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn.

Trả lời:

Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?

- Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:

+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.

+ Hình thức: Sử dụng phép thế: "nó" thay cho "con cá kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi".

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích tính mạch lạc trong đoạn văn sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy

Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng.Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

(Theo Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả)

Trả lời:

Phân tích tính mạch lạc của văn bản trên các phương diện như chủ đề, trình tự tiếp nối, hệ thống từ ngữ, mối liên hệ,... Chủ đề là cảnh sắc vàng của làng quê giữa ngày mùa. Trình tự miêu tả theo sự quan sát của tác giả từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp. Bắt đầu là liên hệ về thời gian, tiếp đến, liên hệ chủ yếu giữa các câu là liên hệ không gian,... Hệ thống các tính từ chỉ những sắc thái khác nhau của màu vàng cũng góp phần tạo nên mạch lạc của văn bản về sắc vàng của làng quê này.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 34 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF