OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 25 - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Banner-Video

Để học tốt bài Thực hành tiếng Việt trang 25, HỌC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới nhằm hướng dẫn giải chi tiết hệ thống câu hỏi sách giáo khoa, cùng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng phân tích nghĩa của từ trong ngữ cảnh và tác dụng của dấu chấm lửng. Đồng thời bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 25 - CD sẽ giúp các em củng cố kiến thức. Chúc các em có những tiết học bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:

+ Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với từ văn cảnh.

+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục đích giao tiếp, thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ tình huống, bối cảnh.

- Vai trò quan trọng của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ thể hiện ở chỗ:

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa cụ thể của các từ đa nghĩa (ví dụ, các nghĩa của từ chạy trong bé chạy, tàu chạy, đồng hồ chạy,...) hoặc từ đồng âm (ví dụ, các nghĩa của những từ bác, tôi trong Bác bác trứng, Tôi tôi vôi).

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tu từ, ví dụ: nghĩa hàm ẩn của từ in đậm trong câu thơ: “Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt Trời của mẹ, em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm).

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý (thái độ, tình cảm) mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng các từ xưng hô. Chẳng hạn, trong tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố), nhờ ngữ cảnh (tình huống đối đầu giữa nhân vật chị Dậu và nhân vật cai lệ) mà người đọc hiểu được diễn biến thái độ của chị Dậu đối với tên cai lệ thể hiện qua việc sử dụng các cặp từ xưng hô: cháu - ông (thế hiện thái độ nhún nhường); tôi – ông (thể hiện thái độ tức giận, coi thường); bà – mày (thể hiện thái độ thách thức, khinh bỉ). 

1.2. Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng (dấu lửng) là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau (...), được dùng để:

- Phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết; ví dụ: “Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật,...” (Bùi Mạnh Nhị).

- Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó, ví dụ: "À... à, lúc nãy tạo sửa xe, rồi bỏ quên trong túi.” (Nguyễn Nhật Ánh).

- Làm giãn nhịp điệu cần thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm; ví dụ: “Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp.” (Báo Hà Nội mới).

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 25 Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Câu 1: Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời 

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái 

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi 

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Trả lời:

- quả: là những đứa con.

- quả non xanh: người con chưa trưởng thành.

Câu 2: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn 

Ánh nắng chảy đầy vai,

(Hoàng Trung Thông) 

Trả lời:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi cát tràn ngập ánh nắng.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ... (Hồ Chí Minh)

b)

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...

(Hoàng Trung Thông) 

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để…ngợp. (Văn Công Hùng)

d) Nhưng... xin lỗi...

Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối

-Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry)

Trả lời:

a) Tỏ ý còn nhiều nhân vật lịch sử mà tác giả chưa liệt kê hết.

b) Gợi sự lắng đọng của cảm xúc, thể hiện mong muốn của người con muốn xông pha khám phá thế giới.

c) Thể hiện sự ngạc nhiên của tác giả.

d) Thể hiện cảm xúc ngại ngùng.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giải thích nghĩa của từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định nghĩa của hai từ đó:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lắng rất đỏ

(Viễn Phương)

Trả lời:

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng” là hình ảnh tả thực về một vầng thái dương mang lại ánh sáng và sự sống cho con người. Hình ảnh “Mặt Trời trong lăng” lại là một hình ảnh ẩn dụ và đầy sáng tạo của tác giả dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó thể hiện tình cảm lòng biết ơn sâu sắc đối với người cha già của dân tộc.

Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ em xác định nghĩa của các từ đó

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của từ "đi" trong câu thơ sau:

"Ta đi trọn kiếp con người

 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"

Trả lời:

"Ta đi (1) trọn kiếp con người

Cũng không đi (2) hết mấy lời mẹ ru"

(1): sống hết đời, trọn kiếp làm người

(2): không hiểu hết, biết hết mấy lời mẹ ru, không thể đền đáp hết được công lao to lớn của mẹ

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 25 Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF