OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Banner-Video

Đội ngũ giáo viên HOC247 đã biên soạn một cách chi tiết các câu hỏi trong bài Những cánh buồm nhằm giúp các em hiểu hơn về tình cảm cha con trong bài thơ cùng ý tượng trưng của hình ảnh cánh buồm. Bên cạnh đó, bài giảng Những cánh buồm - CD sẽ hỗ trợ các em nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm. Chúc các em học thật tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.

2. Soạn bài Những cánh buồm Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: 

- Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông

- Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những mơ ước ấy.

Trả lời:

Tác giả Hoàng Trung Thông: Hoàng Trung Thông (1925-1993), bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm.

- Quê quán: Hoàng Trung Thông sinh ngày 05 tháng 05 năm 1925 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

- Sự nghiệp văn học: 

+ Ông là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước Việt Nam mới; nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).

+ Trong các thi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu - giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông".

+ Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.

- Tác phẩm chính: Quê hương chiến đấu (1955), Đường chúng ta đi (1960), 15 bài thơ, Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)

* Mơ ước của em khi còn nhỏ là trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho mọi người.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Lưu ý bối cảnh bài thơ.

Trả lời:

Bối cảnh của bài thơ: Hai cha con đứng trước bãi biển xanh rực rỡ ánh Mặt Trời.

Câu 2: Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng?

Trả lời:

Từ láy có trong bài:

- rực rỡ: có màu sắc tươi sang, nổi bật.

- lênh khênh: cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối.

- rả rich: mưa nhiều liên tục.

- phơi phới: phấn chấn, vui tươi tràn đầy sức sống.

Câu 3: Thái độ và tâm sự của người cha như thế nào?

Trả lời:

Thái độ và tâm sự của người cha: Cha trìu mến, mỉm cười giảng giải tận tình cho con về những nơi xa thẳm cha chưa từng đến đó.

Câu 4: Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu thơ có dấu chấm lửng như để thể hiện những ước mơ hoài bão của người con. Người con muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia: được nhìn thấy cây, nhà, cửa. Đó chính là khao khát khám phá cũng như trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Câu 5: Em hiểu ý dòng thơ cuối bài là gì?

Trả lời:

Những ước mơ của con đã gợi lại cho cha những ước mơ hoài bão một thời cuả cha. Người cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, các hiệp vần,...

Trả lời:

Đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm là bài thơ viết theo thể thơ tự do:

- Số tiếng ở các dòng và số dòng ở mỗi khổ thơ dài ngắn không giống nhau.

- Cách hiêp vần: vần chân xa – ta – nhà,..

Câu 2: Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển?

Trả lời:

Người cha và người con trong bài thơ trò chuyện về những cánh buồm ngoài khơi xa và ước mơ của người con.

Cảnh hai cha con đi dạo trên biển và cuộc trò chuyện trên bãi biển: Sau một đêm mưa rả rích, Mặt Trời lên rực rỡ biển xanh hia cha con đã đi dạo trên bãi biển. Người con tò mò về những thứ ngoài khơi xa và hỏi cha. Cha mỉm cười giải thích cho con về những thứ ngoài khơi xa kia. Con nhìn những cánh buồm và mong muốn sẽ khám phá thế giới rộng lớn ấy. Nghe lời nói của con cha xúc động nhớ lại những ước mơ hồi trẻ của mình.

Câu 3: Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

Trả lời:

Trong bài thơ hình ảnh “cánh buồm” được nhắc lại 3 lần.

Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho:

- Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão của biết bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.

- Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sang đương đầu với những thử thách, đối mặt với song gió để vươn tới thành công.

- Cánh buồm xuất hiện vào buổi sớm mai sau con mưa hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.

Câu 4: Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Trả lời:

Qua những câu hỏi, lời nói của mình người con đã bộc lộ ước mơ được khám phá thế giới, được đi đến những vùng đất mới lạ. Ước mơ đó của con phù hợp với mong muốn khám phá thế giới của các bạn trẻ.

Câu 5: Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Trả lời:

Ước mơ của con làm cha nhớ đến những ước mơ thời trẻ của cha. Ngày còn trẻ cha cũng đã từng gửi gắm tâm hồn mình trong những ước mơ. Cha từng ước mơ mình được đi khắp mọi nơi trên đất nước ta, được khám phá những điều mới mẻ. Thế nhưng cha chưa thực hiện được và hôm nay khi nghe nhưungx ước mơ của con cha thấy nhớ quá. Cha như được trở về những năm tháng tuổi trẻ ấy, trở lại với những ước mơ của mình.

Câu 6: Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh “cha dắt con đi trên bãi cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai” vì hình đó vừa gần gũi chân thực lại vừa lãng mạn. Hai cha con mải mê tâm sự đến cả khi nắng đã lên cao và đổ xuống người. Hình ảnh thơ vừa thể hiện được tình cảm cha con lại vừa thể hiện được sự bền bỉ của những bước đi.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy phân tích hai câu thơ sau:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)

Trả lời:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về tình cảm cha con một cách đầy cảm động, khiến người đọc phải suy ngẫm về tình cảm đáng quý ấy, các tác giả thường gửi gắm những bài học quý giá trong tình cảm cha con thiêng liêng ấy một cách khéo léo và tinh tế, trong đó phải kể đến bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Trong bài thơ, tác giả viết:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

Trong câu thơ đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ở dòng thơ:

Ánh nắng chảy đầy vai

Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

4. Hỏi đáp về bài Những cánh buồm Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Những cánh buồm Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Văn bản Những cánh buồm thể hiện cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. . Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF