OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Bài 5 - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Banner-Video

HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập Bài 5 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để ôn tập và củng cố kiến thức các văn bản thông tin đã học trong nội dung bài Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó biết cách viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ. Bài giảng Ôn tập Bài 5 - CTST sẽ góp phần giúp các em có kế hoạch tổng kết kiến thức hiệu quả hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động

- Giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là một trong các kiểu văn bản thông tin. Trò chơi được giới thiệu có thể là trò chơi truyền thống hay hiện đại hay hoạt động sinh hoạt, lao động và học tập…

- Các văn bản này thường có bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

- Thông tin cơ bản là thông tin chính, quan trọng toát ra từ toàn bộ văn bản.

- Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Thông tin chính thường được triển khai qua các đề mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản bao gồm cả chi tiết biểu đạt ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ.

- Khái niệm chi tiết được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ có thể sơ đồ hóa như sau:

[Thông tin cơ bản→Thông tin chi tiết bậc 1→Thông tin chi tiết bậc 2→…]

- Cước chú là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn… được dùng trong từng tang văn bản và được đặt ở chân trang.

- Tài liệu tham khảo là danh mục các tài liệu được tác giả văn bản trích dẫn, tham khảo và trình bày theo một quy cách nhất định.

1.2. Ôn lại kiểu bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động

1.2.1. Kiểu bài

- Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động: là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

1.2.2. Các yêu cầu

Yêu cầu đối với kiểu bài: 

- Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của trò chơi hay hoạt động

- Nội dung bài viết cần đảm bảo những phần sau:

+ Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động.

+ Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho trò chơi hay hoạt động.

+ Lần lượt thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi hay hoạt động: những điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo cho trò chơi hay hoạt động.

- Cấu trúc bài gồm các phần:

Mở đầu: nêu tên trò chơi/hoạt động, lý do giới thiệu quy tắc trò chơi/hoạt động.

Phần chính: thuyết minh về bối cảnh thực hiện quy tắc và các nội dung/điều khoản trong quy tắc, luật lệ.

Kết thúc: khẳng định lại quy tắc, ý nghĩa của quy tắc trong trò chơi/hoạt động.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 5 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Điền các thông tin thích hợp từ các văn bản thông tin đã học trong bài vào các ô, cột để hoàn thành bảng dưới:

Tên văn bản thông tin

Mục đích viết

Thông tin cơ bản

Thông tin chi tiết (ví dụ)

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

 

 

 

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

 

 

 

Phòng tránh đuối nước

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tên văn bản thông tin

Mục đích viết

Thông tin cơ bản

Thông tin chi tiết (ví dụ)

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

Giới thiệu phương pháp giúp đọc nhanh hơn

Thông tin cơ bản của văn bản trên: Đưa ra phương pháp để đọc nhanh hơn.

+ Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường

+ Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa

+ Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5- 7 chữ một lúc

+ Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng

+ Đọc phần tóm tắt cuối chương trước

+ Liên tục đẩy và thử thách khả năng của bạn

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Hướng dẫn quy tắc ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Thông tin cơ bản của văn bản là đưa ra các cách ghi chép trọng tâm vấn đề

- Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần

- Học cách tìm nội dung chính

- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

Phòng tránh đuối nước

Đưa ra những quy tắc an toàn trong bơi lội để phòng tránh đuối nước.

 

Văn bản trên thuyết minh về vấn đề phòng tránh đuối nước.

 

- Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm.

- Học bơi

- Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể

- Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội

Câu 2: Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững những đặc điểm nào của kiểu văn bản này?

Trả lời:

Đặc điểm của kiểu văn bản: 

- Rõ ràng, ngôn ngữ khoa học

- Trình bày mạch lạc

- Kiến thức chính xác, có căn cứ

Câu 3: Khi viết một văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ lệ của một hoạt động, em cần lưu ý đến những điều gì?

Trả lời:

– Khi bắt đầu viết văn bản thuyết minh về một vấn đề, hiện tượng nào đó trong đời sống, người viết trước hết phải quan sát sự vật, hiện trượng đó để tìm hiểu về tính chất, đặc điểm của chúng;

– Cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh;

– Khi viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất. 

Câu 4: Tóm tắt nội dung chính của các bước chuẩn bị và trình bày bài nói giải thích một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động. 

Trả lời:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Em lựa chọn một đề tài. Ví dụ Mẹo làm đồ chơi bằng giấy 

Mục đích: Giới thiệu mẹo làm đồ chơi bằng giấy

Người nghe: Các bạn trong lớp

Cách nói đơn giản, dễ hiểu, nội dung chi tiết, rõ ràng

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Ví dụ: Cách làm gà con bằng giấy

- Trước hết, bạn cắt theo hình vẽ dưới đây. Sau đó, bạn lấy giấy màu vàng đè lên giấy trắng và cắt theo. Riêng phần mỏ và đế giấy thì bạn hãy dùng giấy màu nổi để đồ chơi được nổi bật hơn. 

Cách làm đồ chơi bằng giấy?

- Bạn chỉ cần dán từng vòng tròn rồi dán chúng lại với nhau. Sau đó thì bạn hãy dán mỏ đã gập vào giữa vòng tròn nhỏ và dán hai cánh vào hai bên vòng tròn lớn, gần chỗ nối hai vòng tròn. Cuối cùng, bạn cũng chỉ cần vẽ mắt cho chú gà đáng yêu là xong rồi đấy. 

Bước 3: Luyện tập và trình này

Khi luyện tập, em lựa chọn từ ngữ phù hợp ví dụ Tôi tin rằng, (các) bạn sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động này vì…Để hoạt động diễn ra an toàn, hiệu quả, (các) bạn nên lưu ý những đặc điểm sau: thứ nhất là…thứ hai là…cuối cùng… 

Chú ý: 

- Trong quá trình nói, tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của họ. 

- Sử dụng các hình ảnh minh họa phù hợp cho bài nói

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Khi trao đổi với người nghe, em nên: 

- Lắng nghe ý kiến và các câu hỏi

- Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến

- Tiếng tục trao đổi những điều còn thắc mắc. 

Câu 5: Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm xúc hay niềm hứng thú của em khi đọc một cuốn sách, trong khi nói, có sử dụng một số thuật ngữ. 

Trả lời:

Em chia sẻ với bạn đọc cùng nhóm cảm xúc và niềm hứng thú khi đọc một cuốn sách, trong khi nói có sử dụng một số thuật ngữ. Ví dụ: Tớ mới biết một cuốn sách về khoa học, nói về từ trường rất hay hoặc Tớ rất thích cuốn sách mới có nhiều thể loại văn học dân gian hay!

Câu 6: Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa như thế nào và có thể thực hiện bằng cách nào?

Trả lời:

Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Có thể thực hiện bằng các cách: học tập, tham gia các hoạt động, tự rút kinh nghiệm…

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 5. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi ở địa phương em.

Trả lời:

Mở bài:

- Giới thiệu hoạt động hay trò chơi.

Thân bài:

- Giới thiệu các chi tiết luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định

Kết bài:

- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi.

Bài làm tham khảo

Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong ước về một mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 - 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m -30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). 

Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.

Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 5 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF